NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 325

Tác giả Thủy Kinh Chú, Lệ Đạo Nguyên, là một thứ sử Giao Chỉ. Suốt

nhiệm kỳ của ông ấy, ông không có làm gì quan trọng cả, mà dân ta cũng
không có nổi loạn, nên sử Tàu không hề nói đến tên ông, sau sắc phong thứ
sử. Nhưng ông có viết một quyển sách rất quan trọng đối với dân ta, đó là
quyển Thủy Kinh Chú, trong đó việc Mã Viện đi xa xuống phương Nam,
được ghi chép tỉ mỉ từng li, từng tí, khó có thể nói rằng ông bịa. Sở dĩ sử
nhà nước không chép đoạn sử ấy vì một bí mật quốc gia của Tàu sẽ được
tiết lộ ở chương Bí mật Mã Viện.

Mã Viện không có đánh ai cả, từ Cư Phong đổ xuống, nhưng ông có hai

sứ mạng khoa học mà chúng tôi chỉ kể ra đây sứ mạng thứ nhứt mà thôi, là
đặt nhật khuê để kiểm soát thêm về lý thuyết thiên văn nói trên.

Mã Viện đã đặt thêm hai nhật khuê, một ở Giao Chỉ và một ở Huyện Tỵ

Ảnh, quận Nhựt Nam.

Vài quyển sử ta viết về phong tục người Chàm, thường nói đến vụ cất

nhà day mặt hướng Bắc của người Chàm. Họ viết theo các sử gia Tàu sai
lầm, chớ sự kiện ấy không hề có bao giờ.

Sự thật khoa học nầy, Mã Viện chỉ biết có 1 phần 10, vì hiện tượng ấy

kéo dài cho đến đường xích đạo, tức cách Phiên Ngung 5 ngàn cây số, cách
Nhựt Nam 4.000 cây số.

Mã Viện rất cẩn thận, và ông biết rằng hiện tượng mặt trời ở hướng Bắc

của con người vào buổi trưa, chỉ xảy ra có vài giờ trong vài ngày của một
năm mà thôi.

Thấy rõ là sự hiểu biết về thiên văn của người Tàu vào thuở đó còn thô

sơ lắm; và chính vì thế mà ông L. Aurousseau cho rằng Tư Mã Thiên bịa
nên không dùng câu đó làm tài liệu, bởi trên thực tế, không ai lại dại mà cất
nhà day mặt hướng Bắc để chỉ hưởng lợi được có mấy tiếng đồng hồ trong
vài ngày của mỗi năm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.