NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 326

Mà cũng tại ông L. Aurousseau không biết cái trình độ kém về thiên văn

của Tư Mã Thiên, chớ nếu ông biết, ông đã cố tìm hiểu Tư Mã Thiên.

Mã Viện chợt thấy Tư Mã Thiên sai:

1. Không có ai cất nhà day mặt về hướng Bắc cả, bất kỳ ở đâu.
2. Nhiều nơi khác cũng đồng tánh cách với Phiên Ngung. Họ Mã đã

đặt Nhật Khuê ở Giao Chỉ và Tỵ Ảnh. Vì thế mà chỗ đó mới được
đặt tên là huyện Tỵ Ảnh. Tỵ Ảnh là trốn hình bóng của mình hoặc
bóng của mình trốn mất, hoặc mình che bóng của mình vào giờ Ngọ
vì ở Hoa Bắc vào giờ Ngọ thì bóng của con người ngã dài ra về
hướng Bắc tức mặt trời ở hướng Nam con người chớ không có tình
trạng Đứng bóng như ở Việt Nam. Tỵ Ảnh dịch thật đúng từ ngữ
Đứng bóng của ta.

Cái quận Nhựt Nam (gồm huyện Tỵ Ảnh) sở dĩ trước kia được Lộ Bác

Đức đặt tên như vậy vì họ Lộ nghe đồn ở đó con người ở phía Nam của mặt
trời còn nhiều hơn ở Phiên Ngung nữa.

Lộ Bác Đức cũng là một viên tướng nằm nhà. Diệt Triệu Đà xong, ông ta

tiếp tục chánh sách của Triệu Đà, tức gởi đại diện Tàu xuống cai trị vùng
dưới, vùng Cổ Việt, mà không hề dám ra khỏi thành Phiên Ngung vì sợ cái
nóng nhiệt đới.

Thế nên đặt tên quận, huyện, ông ta phải căn cứ trên lời đồn. Ông nghe

đồn rằng ở dưới Cửu Chơn, hiện tượng mặt trời lại còn ở phía Bắc con
người nhiều hơn ở Phiên Ngung nữa, nên ông tách quận Cửu Chơn quá dài
thành hai quận, phía dưới là Nhựt Nam, có nghĩa là mặt trời của phương
Nam
rất độc đáo, chớ không phải là mặt trời nằm ở phía Nam con người, vì
như đã nói, càng đi xuống, mặt trời càng ở phía Bắc của con người vào mùa
Hạ chí.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.