Thỉ Hoàng đánh tới đâu, nằm rõ trong đó.
Câu sử ấy đã được hầu hết các sử gia ta trích dẫn, nhưng họ chỉ dùng về
mặt khác mà không bao giờ chú ý đến chiến trường, thế nên họ trích sót cái
đoạn quan trọng nhứt mà chúng tôi sẽ trích ra đây. (Một ngày trước khi đưa
cho nhà xuất bản tập bản thảo nầy thì tôi thấy có một vị có trích đoạn đó, đó
là giáo sư Nguyễn Đăng Thục trong tạp chí Sử Địa cuối năm 1970. Nhưng
giáo sư lại có chú thích. Giáo sư trích đoạn đó, nhưng chẳng dùng nó để
chứng minh cái gì, có lẽ vì lúc dịch, tiện tay dịch hết câu vậy thôi, nhưng
lời chú thích lại khiến người muốn dùng sẽ hiểu khác. Chúng tôi viết những
dòng nầy khi rượt theo nhà xuất bản để ghi thêm vào, và để nói rõ rằng
chúng tôi chú thích khác và câu sử đó quan trọng lắm, khi chú thích đúng).
Đây, mấy chục chữ tối quan trọng đối với lịch sử ta: “Sai Uất Đồ Thư
xuất 50 vạn quân, chia làm 5 đạo, một đóng ở Đàm Thành, một đóng ở Cửu
Nghi, một đóng ở Phiên Ngung, một chận ở đất phía Nam, một đóng ở sông
Dư Can”.
Những địa danh ở câu trên đây đều được ta biết, đại khái Dư Can ở
Quảng Tây, Phiên Ngung ở Quảng Đông, Cửu Nghi ở Hồ Nam, Đàm Thành
thì có tự điển cho rằng cách phía Tây Phiên Ngung không xa nhưng giáo sư
Nguyễn Đăng Thục cho rằng Đàm Thành ở tận mãi trên núi Ngũ Lĩnh thì
hơi khả nghi vì từ Ngũ Lĩnh đổ lên là đất của Tần, man di Việt có thua cũng
không dám chạy lên đó mà phải đóng quân nơi đó. Nhưng Đàm Thành ở
đâu, chú thích sai hay đúng không quan trọng.
Quan trọng nhứt là đất phía Nam mà trong nguyên văn là Nam dã.
Ông Nguyễn Đăng Thục chú thích rằng Nam Dã là Dự Chương.
Nhưng nếu là Dự Chương thì đất ấy lại cũng ở phía trên. Hai ông Lê Chí
Thiệp và Phạm Văn Sơn cho rằng Dự Chương là Vũ Xương ngày nay, còn