NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 333

sách địa lý của Jean Brunhes thì vẽ Dự Chương ở xa hơn vào phía trong,
cách Vũ Xương lối 500 cây số.

Nhưng theo Tối tân Trung Quốc phân tỉnh đồ là sách giáo khoa của Tàu

ngày nay, tức sách đáng tin cậy. Dự Chương nằm ở phía Nam hồ Động
Đình, cách hồ nầy vài chục cây số, tức ở trên Ngũ Lĩnh rất xa. Như vậy thì
nhà Tần không có lý do nào cả mà đóng một cái nút ở đó, vì như đã nói,
nếu man di có thua thì chạy xuống chớ không điên rồ mà chạy vào nước
Tàu.

Hơn thế, cứ nhìn kỹ vào trật tự của câu văn thì thấy rõ rằng Nam

không thể nào là Dự Chương. Lưu An là một bậc danh nho, nổi danh về văn
học hơn là nghề làm vua vùng phía Nam sông Hoài thì ông không thể nào
mà để Dự Chương nằm xen giữa hai địa điểm Quảng Đông. Ông nói về
phía trên xong thì nói đến Dư Can và Phiên Ngung ở phía dưới. Ông không
có lý do mà thêm một vị trí ở trên là Dự Chương vào hai địa danh Dư Can
và Phiên Ngung, vì viết như vậy không còn trật tự gì nữa hết. Nói chuyện
phía Bắc xong rồi thì nói chuyện phía Nam là hữu lý, nhưng cớ sao lại nhét
một vị trí Bắc vào giữa hai vị trí Nam?

Không rõ giáo sư Nguyễn Đăng Thục tự ý chú thích như vậy hay căn cứ

trên sách nào. Có lẽ là theo một sách rất cổ chăng, vì đối với nhà Chu thì
bất kỳ nơi nào ở Nam Sở cũng bị gọi là Nam Dã được hết thì gọi Dự
Chương là Nam Dã là gọi đúng. Nhưng nó không còn đúng nữa trong trận
đánh của Đồ Thư mà Nam Dã đã hoá ra Bắc Dã rồi.

Lưu An sống vào đời Hán, mà đời Hán thì Dự Chương thuộc Hán Trung,

tức là Trung , hoặc Bắc chớ không thể là Nam .

Hai tiếng Nam mơ hồ đó không phải là một địa danh nào mà chỉ là

một danh từ, chỉ đất phía Nam của Phiên Ngung, trỏ đất Cổ Việt, nói cho
thật đích xác đó là cái tiểu Ngũ Lĩnh loại bỏ túi thấy trong bức dư đồ khi
nãy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.