NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 345

Mặt khác Tối tân Trung Quốc phản tỉnh đồ cho biết một điều nầy rất

quan trọng: là không hề có nhóm người Tàu nào gọi là người Quảng Tây
hết. Ở cả hai tỉnh rưỡi đó, chỉ có người Quảng Đông mà thôi. Chi tiết trên
đây rất quan trọng vì nó chứng minh rằng không có chủng tộc, dân tộc thứ
nhì nào làm chủ vùng đó cả từ đời Tần, mà chỉ có độc một thứ người là
người Thái biến thành Tàu và được gọi là người Quảng Đông và người Thái
chưa biến thành Tàu, còn phân chia thành nhiều nhóm, như người Nùng
(chữ nho là Nông) là một.

Nếu có dân nào khác ở đó, họ đã biến thành Tàu, nhưng mà là một thứ

Tàu khác, chẳng hạn ở tỉnh kế cận có người Tàu gọi là Phúc Kiến vốn là
dân Thất Mân, lạc bộ Mã.

Nhưng không có ai hết ngoài người Thái biến thành Tàu, được gọi là

người Quảng Đông và các nhóm Thái chưa biến thành Tàu.

Tại sao ta biết rằng họ là người Thái biến thành Tàu? Như đã nói, các

giọng nói địa phương của Tàu ăn khớp với địa bàn của các “man di” đời
xưa. Mân Việt nói tiếng Tàu khác giọng với Quảng Đông, và cả hai nói
khác giọng với Triết Giang.

Hơn thế, và đây mới là điều quan trọng, mỗi nhóm giọng đều có giữ được

lối một trăm danh từ cổ để chỉ nguồn gốc của họ.

Thí dụ Buổi chiều, người Tàu nói là Hạ Ngọ, tức là sau giờ Ngọ. Nhưng

người Quảng Đông, tuy cũng viết là Hạ Ngọ, nhưng lại đọc là Hạ Châu.
Châu là tiếng Thái Tây Âu, giống hệt Chiếu là tiếng Thái Ba Thục và Chiều
là tiếng Lạc Việt Nam, và cả ba danh từ ấy đều là danh từ Mã Lai, cái thứ
Mã Lai mà ở một chương tới chúng tôi sẽ gọi là Mã Lai đợt I, nó khác chút
ít với Mã Lai Nam Dương là Mã Lai đợt II.

Và vì là “man di” nên họ dùng chữ Tàu sai. Sau giờ Ngọ thì có nghĩa,

nhưng sau chiều (Hạ Châu) thì tức là đêm rồi, chớ đâu còn phải là chiều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.