NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 348

và Phật giáo, còn người Thái Thượng du Bắc Việt còn giữ nguyên vẹn văn
minh cổ thời của họ.

Gần đây, một ông Tây đã biết, đó là người Huê Kỳ P.K. Benedict với

quyển Thái, Kakai and Indonésien in new alingment in Southeastern Asia,
A.A. 1943, quyển sách nầy ra đời hai năm trước bức dư đồ trên, nhưng
chúng tôi dùng bức dư đồ ấy mà không dùng quyển sách của Benedict để
làm chứng tích, vì Benedict còn nói đến Thái ở nhiều địa bàn khác. Chỉ có
bức dư đồ đó mới cho thấy rõ nước Tây Âu ở đâu, còn Thái Vân Nam, Thái
Miến Điện của quyển sách nói trên làm cho người ta sẽ rối trí.

Địa bàn Thái Lưỡng Quảng và Quý Châu là một địa bàn liên tục, cho

thấy hiện lên ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận. Các địa bàn của
Benedict không liên tục và ở cách xa Tây Âu đôi khi hàng ngàn cây số.

Bây giờ ta nên đặt ra một câu hỏi rất quan trọng và câu trả lời sẽ cho ta

biết một sự thật lớn. Thượng du Bắc Việt ngày nay là đất Thái. Vậy nơi đó
là đất Thái từ thời cổ đến nay, hay người Thái mới xâm lăng ta sau nầy,
hoặc họ di cư tới đó sau nầy, và vào thời nào?

Nói đến sự có mặt của dân Thái ở Thượng du Bắc Việt vào cổ thời, ông

O. Jansé đã dùng danh từ xâm lăng (invasion) mà như vậy là các ông Tây
mâu thuẫn với các ông. Nếu Thượng du Bắc Việt là đất của Tây Âu, thì
không có xâm lăng gì hết. Họ tự nhiên mà ở đó, từ thuở nào không ai biết.

Ông Lefèvre Pontalis tác giả “Notes sur quelques populations du Nord

de L’Indochine” viết: “Nói đến sự pha trộn của hai dân tộc Việt, Thái,
chúng tôi quan niệm rằng có một sự thoả hiệp nào giữa kẻ xâm nhập với
chủ cũ của đất đai, mà đó chỉ giản dị là kết quả lâu đời và chậm chạp của
nhiều thế kỷ”.

Truyền thuyết về các đời Hùng Vương có nói đến chiến tranh với Chàm,

với An Dương Vương mà không hề nói đến chiến tranh với Tây Âu, thì hẳn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.