NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 349

đó là một cuộc di cư êm thấm, không có đổ máu, mà khi nói đến di cư, tức
Thượng du Bắc Việt không phải là của Tây Âu.

Có di cư, nhưng di cư vào thời nào?

Ta cũng thử đoán mò xem, nhưng dựa trên những nền tảng vững hơn họ.

Ta dám quả quyết rằng cho đến thời Triệu Đà, người Thái vẫn chưa có

mặt tại Thượng du Bắc Việt, vì chi tiết sau đây để tiết lộ ra sự kiện ấy.

Khi nhà Hán chia hai nước Nam Việt của Triệu Đà, một phần làm Giao

Châu, một phần làm Quảng Châu thì Thượng du Bắc Việt thuộc vào ta.
Đừng tưởng người Tàu họ làm chủ mọi nơi rồi họ muốn chia cắt làm sao,
tuỳ ý thức riêng của họ. Nhứt định họ phải theo một tiêu chuẩn nào mà tiêu
chuẩn đó là như thế nầy: hai thứ man di không thể cùng trị được bằng một
chánh sách. Chánh sách ấy phải mềm dẻo đối với mỗi châu, mỗi quận tuỳ
theo phong tục địa phương của nhóm “man di”. Thế thì hẳn họ phải chú
trọng đến dân tộc khi chia đất, chớ không thể dựa vào tiêu chuẩn nào khác
hơn được.

Hai dân tộc Âu và Lạc bị Triệu Đà sáp nhập thì Triệu Đà có lý do riêng

của y, nhưng bị nhà Hán tách ra, nhà Hán cũng có lý do của nhà Hán, cả hai
lý do đều hữu lý, nhưng sự kiện vẫn cứ là có hai dân khác nhau và thời
điểm nhập và chia ra cho ta biết rõ địa bàn của hai dân tộc đó, vào thuở ấy.

Danh xưng Việt trong quốc hiệu Nam Việt làm cho các sử gia Pháp Việt

ngộ nhận rất nhiều.

Lời phê của vua Tự Đức vào quyển Đ.V.S.K.T.T.N.K. của Ngô Sĩ Liên là

sai. Khi thấy họ Ngô chép rằng có 6 quận của nước Nam Việt bị Trung Hoa
lấy luôn làm đất Quảng Châu. Nhà vua phê “Đất nước Việt ta đã mất vào
Trung Quốc hồ quá nửa!”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.