Không phải là trong 9 thứ dân Lê chỉ có Lạc bộ Trãi như đẳng thức trên đây cho
thấy, mà nó là 1 trong 9 thứ Lê, vì rồi ta sẽ thấy là còn nhiều thứ Lạc nữa.
Nhưng đẳng thức cho thấy Tàu đã phiên âm sai và họ đã lần dò từ thời Hiên Viên
đến đời Tây Chu mới phiên âm đúng được và Lê, Lạc gì cũng chỉ là Lai đọc sai chớ
không phải là ba thứ dân khác nhau.
Hàng ngàn năm về sau, Tàu đã văn minh lắm rồi mà cũng phải mất nhiều trăm năm
mới phiên âm đúng tên một dân tộc mà thí dụ điển hình hơn hết là danh xưng của
nước Cam-bu-chia ngày nay.
Từ thế kỷ 7, nước Chơn Lạp cũ đổi quốc hiệu là Cam-Bu-Ja. Tàu phiên âm là
Cam-Bố-Trí. Nhưng họ lần dò mãi cho tới cuối đời Đường mới qua hai lần phiên âm
nữa là Cam-Phá-Giá, rồi rốt cuộc Giản-Phố-Trại.
Đọc theo Quan Thoại thì Giản-Phố-Trại (Kan-Pú-Cá) giống Cam-Bu-Ja hơn Cam-
phá-giá và Cam-bố-trí.
Thế thì Cửu Lê chỉ là Cửu Lạc, tức Cửu Lai, tức 9 nhóm Mã Lai.
Vì có địa bàn ở cực Đông Bắc Trung Hoa thượng cổ nên nhóm Lê nầy mới di cư
như vậy, chớ các nhóm khác di cư qua nẻo khác, nhưng sử Tàu theo dõi bọn Lạc bộ
Trãi bén gót hơn các bọn kia, nhờ thế mà ta tìm được sợi dây nối kết trên kia, không
thôi ta sẽ không biết Mã Lai đợt I di cư từ đâu, y hệt như khoa khảo tiền sử.
Nhưng tại sao chỉ có Lai mà không có Mã? Như đã nói, có thể vì hai lý do, nhưng
không biết lý do nào là đúng.
1. Tàu độc âm nên có khuynh hướng bớt âm.
2. Mã Lai cũng có khuynh hướng lấy một trong nhị âm của họ, về danh từ
hay danh tự xưng đều như thế cả.
Nhưng về sau Tàu biết một nhóm Lạc khác thì viết Lạc đó với bộ Mã mà ta có thể
hiểu rằng dân đó tự xưng là Mã Lai nhưng chính Tàu bỏ bớt âm, nhưng vẫn ghi chép
cái nghe thấy của họ bằng bộ Mã.
Chúng ta đã thấy rằng Âu tức Thái và Lạc luôn luôn sát cánh với nhau, có sọ giống
nhau, có ngôn ngữ giống nhau, nên chúng ta có thể kết luận rằng trong 9 thứ dân Lê