NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 397

có chi Âu tức Thái nữa, nhưng vào thuở ấy thì Tàu chưa phân biệt được như về sau,
mà họ gọi cả Âu lẫn Lạc bằng Lê tức là Lai đọc sai, và Âu hay Lạc gì cũng tự xưng là
Lai hoặc Mã Lai cả.

Thượng Cổ thời: Lê = Âu + Lạc

Cổ thời: Việt = Âu + Lạc

Hai đẳng thức trên đây viết ra không phải để nói rằng Lê = Việt, vì nói như vậy là

thừa mà để cho thấy rằng trong Cửu Lê phải có Âu tức Thái.

Căn cứ vào đời Chu thì Tàu chợt biết đến Thất Mân ở Phúc Kiến và họ gọi dân đó

là Lạc bộ Mã. Thế nghĩa là Lạc có mặt cả ở Hoa Nam nữa, chớ không riêng gì ở Hoa
Bắc.

Nhưng ta chỉ theo dõi địa bàn Hoa Bắc mà thôi, để dứt khoát về bọn Cửu Lê.

Theo sử Tàu thì cạnh địa bàn của Cửu Lê có dân Lạc Lê rồi mới tới dân Lạc. Dân

Lạc Lê nầy, ta sẽ tìm lại được ở Hải Nam, ở Nhựt Nam, và họ là kết quả của sự lai
giống giữa hai nhóm đồng chủng là Lê + Lạc, cũng như Sơ Đăng lai giống với dân
khác trên Cao nguyên của ta ngày nay.

Tới đây ta chỉ mới thấy có 3 thứ Lạc là Lê chánh hiệu, Lạc Lê và Lạc bộ Trãi.

Nhưng rợ Khuyển Nhung cũng có dân được gọi là Lạc nhưng viết với bộ Chuy.

Lạc bộ Chuy là sông chảy từ Thiểm Tây sang Ba Thục và đó là đất của rợ Khuyển

Nhung. Nhưng con sông nầy ngày nay viết khác nhưng xưa thì viết với bộ Chuy.
Nhưng dân Khuyển Nhung ít khi gọi là Lạc bộ Chuy nên ta quên mất bọn Lạc đó.

Cũng nên biết rằng có đến hai sông Lạc, một ở Bắc Hà Nam, viết với bộ Thuỷ và

sông Lạc nầy đây.

Ta xét qua các tự dạng mà Tàu đã dùng để chỉ ta thì ta bỗng thấy là họ quá giỏi. Họ

chỉ bằng cả ba chữ Lạc, vì quả thật ở Cổ Việt có hai thứ Lạc, khác với kết luận của
khoa khảo tiền sử.

Sự đối chiếu ngôn ngữ đã cho chúng tôi thấy như vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.