Sách Tàu chỉ ta bằng Lạc bộ Trãi. Đó là Lạc biến thành rợ Tam Hàn của Nhĩ Nhã,
Chu Lễ và Mạnh Tử.
Hậu Hán thư trong một trang sách mà gọi ta bằng Lạc bộ Trãi và Lạc bộ Mã, khiến
ai cũng ngỡ Phạm Việp viết xô bồ, nhưng họ Phạm viết rất ý thức vì ở Cổ Việt Nam
quả cũng có mặt Lạc bộ Mã như ngôn ngữ tỷ hiệu sẽ cho thấy.
Còn Thuỷ Kinh Chú chỉ ta bằng Lạc bộ Chuy cũng không có sai chút nào hết.
Đã hẳn có lần, dân Khuyển Nhung bị gọi là Lạc bộ Chuy, mà Khuyển Nhung là tổ
tiên của người Môn, người Miến Điện.
Người Môn lại giống hệt người Cao Miên về ngôn ngữ, Việt Nam cũng thế. Ta với
Thái còn khác nhau nhiều hơn là ta với Cao Miên nữa.
Cao Miên: Kôn Cao Miên: Chau
Việt Nam: Con Việt Nam: Châu
Cao Miên: Soạt Cao Miên: Suôn
Việt Nam: Sạch Việt Nam: Vườn
Cao Miên: Sát (Thú)
Việt Nam: Vận (Thú)
Thế thì cả ba thứ Lạc đều có mặt tại Việt Nam nên ngôn ngữ của ta nó mới hỗn
hợp như thế đó, vừa giống Nhựt Bổn (bộ Trãi), vừa giống Nam Dương (bộ Mã) vừa
giống Cao Miên (bộ Chuy) vừa giống Thái (Mã + Trãi).
Những danh từ Thái Lan giống Cao Miên chỉ mới giống từ thế kỷ 13, còn các
nhóm Thái khác thì không giống Cao Miên, tức trong nhóm Thái không có Lạc bộ
Chuy.
Mà ý thức hơn hết là các sử gia Việt Nam đời xưa, họ chỉ dùng chữ Lạc bộ Trãi mà
thôi, vì quả ở Cổ Việt Lạc bộ Trãi chiếm đa số, Lạc bộ Mã và Lạc bộ Chuy thiểu số.