NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 501

Câu chuyện nầy, chúng tôi tin chắc rằng cũng đã xảy ra ở Trung và Bắc

Việt, nhưng không có ai nói ra, vì nhơn chứng không có viết lách gì, còn
những người viết lách thì lại không thấy hoặc quên đi, hoặc không có quan
sát thuở họ còn bé.

4. Ngói và nhà bếp

Theo ông L. Bézacier thì nhà bếp của Trung Hoa luôn luôn dính lại với

nhà ở, còn nhà bếp Việt Nam thì luôn luôn cách xa nhà ở bằng một cái sân,
lớn nhỏ, tùy khả năng tài chánh của chủ nhà và tùy nơi cất nhà có nhiều hay
ít đất. Ngày nay ở các thành phố người ta cất nhà liên kế, rất hẹp, vậy mà nhà
bếp cũng cách nhà ở bằng một cái sân bé tí teo.

Về ngói thì Trung Hoa luôn luôn dùng ngói ống. Ta chịu ảnh hưởng Trung

Hoa rất nặng vậy mà ta lại chế tạo ngói dẹp để lợp nhà, những đình, chùa,
đền cổ của ta chứng minh điều trên đây, và ngay cả ngói lợp nhà của thành
Đại La, cái thành do người Trung Hoa xây cất, mà cũng đã dùng ngói dẹp
rồi. Điều đó chứng tỏ rằng người Việt là người Việt, người Trung Hoa là
người Trung Hoa, bởi từ bà Tây Thái Hậu về trước, Trung Hoa không hề chế
tạo ngói dẹp, thì không có lý nào mà một nhóm Trung Hoa ở Giao Chỉ lại
dùng ngói dẹp để xây cất Đại La.

Đành rằng đó là phát minh về sau của thợ Việt Nam, chớ vào thời Đông

Sơn Lạc Việt tổ tiên ta chỉ lợp nhà bằng tranh, bằng cói, nhưng nó cũng
chứng minh được rằng ta không phải là Trung Hoa.

5. Nhà rầm

Năm chúng tôi lên bảy, trong vùng chúng tôi sanh trưởng, mỗi làng còn

được vài cái nhà rầm.

Các nhà khảo cứu Pháp, khi nói đến những ngôi đình ở Bắc Việt đã dùng

từ ngữ sai là Edifice sur piloti. Trong ngôn ngữ của họ chỉ có từ ngữ đó thôi,
họ không làm sao mà diễn tả hơn được, chớ thật ra Maison sur piloti là nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.