NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 57

Sự bổ túc ấy thỏa mãn được nỗi bực tức của kẻ bí vì thiếu tài liệu, nhưng

không hề được xem là sự thật, mà chỉ là sự thật thoáng thấy, có khi đúng, có
khi không, nhưng những người dùng phương pháp đó, phải là những nhà
khoa học lỗi lạc, tức họ sử dụng sự mơ hồ một cách rất khoa học, chớ
không phải vá víu càn bừa.

Nhưng Granet không có viết sử. Ông chỉ tìm hiểu văn minh cổ của Tàu

qua các cổ thư Tàu, nhứt là qua Kinh Thi. Ông đã thấy được một cách bất
ngờ những điều mà chính người Tàu cũng không thấy, từ hơn hai ngàn năm
nay. Nhưng ông vẫn có những kết luận sai, kể cả ông H. Maspéro, cũng là
người dựa theo Granet thường nhứt, bởi những điều mà các ông ấy thoáng
thấy và ngỡ là đúng, chỉ là thoáng thấy. Các ông ấy đã lầm mà không hay
biết, mà nay khoa khảo tiền sử và khoa chủng tộc học đã cho thấy là các
ông ấy sai ở rất nhiều điểm.

Về nguồn gốc của một dân tộc thì khoa học chỉ nhìn nhận có ba chứng

tích sau đây:

1. Khoa chủng tộc học
2. Khoa khảo tiền sử
3. Khoa ngôn ngữ tỷ hiệu (études comparatives des langues).

Sở dĩ ba cuộc sa lầy nói trên mà đã xảy ra, chỉ vì các sử gia đã bất chấp

cái căn bản khoa học đó. Có người muốn sử dụng nó, nhưng không đủ điều
kiện, thí dụ giáo sư đại học Nguyễn Phương đã sử dụng khoa khảo tiền sử,
nhưng chỉ vì đọc có tài liệu Đông Pháp, nên hóa ra như không có sử dụng
khoa khảo tiền sử. Ông chỉ khai thác khoa khảo tiền sử có một phần mười là
các công trình đào bới ở Bắc Việt, trong khi đó thì dân ta lại từ 15 ngàn cây
số cách đó, di cư đến mà không phải là từ các đảo Mã Lai đâu nhé, hóa ra,
có tiến bộ, ông vẫn sa lầy như L. Aurousse là người dùng độc một nguồn sử
Tàu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.