Hơn thế tổ tiên của vua nước Sở lấy họ Mị vào thời mà dân Trung Hoa
chưa biết lúa gạo, thời chưa có nước Sở, chưa được phong ở Sở mà ở Hoa
Bắc thì cây Mễ lại không mọc được.
Như vậy làm thế nào để họ biết Mễ hầu dùng cái từ đó để làm Họ rồi
biến âm ra là Mị?
Ta sẽ thấy rằng mãi cho đến ngày nay, dân Hoa Bắc vẫn ăn lúa mì, vì cây
Mễ không mọc được ở đó. Chỉ có khác là nhờ thông thương dễ nên họ biết
cây Mễ và danh từ Mễ, còn vào thời mà tổ tiên của họ Hùng còn lấy họ Mị,
chưa cải sang họ Hùng thì Hoa Bắc không biết Mễ.
Hai chữ đó lại đọc hơi giống nhau là hơi giống trong Việt ngữ chớ trong
Hoa ngữ thì không, mà tự dạng cũng rất khác nhau, không thể có vấn đề
lầm lẫn được.
Lần lượt ta sẽ thấy rằng giáo sư Kim Định không có dung hòa gì cả mà
hoàn toàn tưởng tượng để lập thuyết theo ý muốn của ông.
*
* *
Phương pháp khoa học quá khắt khe thường làm cho thiên hạ bí, vấp ngã
khi làm việc theo phương pháp, đành phải bỏ dở công trình, thành thử nhiều
người có thiện chí tức mình, đâm ra oán ghét nó, mà tiêu biểu nhứt là nhà
học giả Lê Văn Siêu.
Chúng tôi nói tiêu biểu là ông Lê Văn Siêu là người độc nhứt đủ can đảm
tấn công một cách nghiêm trang phương pháp học và tinh thần khoa học,
chớ không phải chửi bậy bạ như nhiều người khác, họ cho rằng Tây muốn
dìm ta nên bày ra những hàng rào ngăn đón để ta không làm việc được.
Ông Lê Văn Siêu cho rằng phương pháp học quá “cứng rắn” đối với
trường hợp Đông Sơn nó là “một ngoại lệ” (?), ngoại lệ vì lớp sơn Trung