Chỉ có sự vắng mặt của cổ vật ở các nơi khác; hoặc sự hiếm hoi của
các cổ vật ở các nơi khác mới là bằng chứng rằng trung tâm là Thanh
Hóa. Khoa học có lý mà cứng rắn, và các nhà khảo cứu có lý mà nô lệ
khoa học.
2. Cuộc khai quật ở Việt Khê (Hải Phòng) đã cho thu lượm được cổ
vật trước thời Đông Chu Liệt Quốc, cổ vật nhập cảng, chưa được
dùng tới vì chưa có dấu vết được dùng tới. Thế nghĩa là dưới thời
Đông Chu Liệt Quốc, vịnh Bắc Việt đã thành hình rồi chớ không hề
có vấn đề nước biển lênh láng tới Việt Trì.
Phương pháp học không cho phép tưởng tượng để quả quyết cái gì hết.
Muốn biết thuở ấy tại vịnh Bắc Việt, có đất hay chưa, chỉ có một phương
pháp độc nhứt là nghiên cứu đất ở Hải Phòng để xem coi đó là đất còn
trinh, đất mới bồi, hay đất có chứa cổ vật, mà cổ đến mức nào, tức phải định
tuổi đích xác cổ vật đào được. Thấy đồ Tàu thời Đông Chu, không có nghĩa
là đồ ấy được chôn ở đó vào thời Đông Chu mà còn phải xem bằng kính
hiển vi coi nó có được dùng lần nào chưa. Nếu đồ đã được dùng thì có thể
người ta nhập cảng vào Việt Trì thời Đông Chu, dùng cho tới thời Đinh Bộ
Lĩnh, nó mới trôi dạt tới Hải Phòng. Cổ vật Hải Phòng không có dấu vết
được dùng thì mới kết luận được rằng đúng là cổ vật bị chôn vào thời ấy, và
ở đó đã có đất rồi, hơn thế, đó là đất trọng yếu vì cổ vật tìm thấy trong một
ngôi mộ, rất có vẻ là mộ vua, bằng vào sức lớn của chiếc hòm (săng), chiếc
hòm ấy dài tới 4th70, trong khi những chiếc hòm kế cận và đồng thời, chỉ
dài có 2 thước mà thôi.
Sử gia Nguyễn Phương cũng đã dựa vào sự đất chưa thành hình ở đó để
bác thuyết của Madolle.
Nhưng cả ông Lê Văn Siêu lẫn giáo sư Nguyễn Phương đều không có
đọc sách địa chất học về Đông Dương. Sách ấy đã có rồi vào năm mà hai
ông bác bỏ người khác, các sách ấy cho biết rằng đất châu thổ Bắc Việt đã
thành hình hẳn từ sáu bảy chục ngàn năm rồi.