Tiếc rằng cuốn sách phổ thông Lịch sử thành lập đất Việt ra đời quá trễ
(cuối 1970).
Cuộc đào mồ ở Việt Khê là chứng tích của Việt Nam do sự tình cờ hơn là
do khoa học. Chứng tích của ông G. Cocdès còn kinh hồn hơn nữa.
Ông nghiên cứu tỉ mỉ địa chất ở bờ biển Bắc Việt với những con số đích
xác, và ông cho thấy các con số sau đây:
1. Từ năm 1830 đến năm 1930 đất lấn ra biển được 10 cây số trong
vòng 1 trăm năm đó.
2. Nhưng từ 1470 đến 1830 thì chỉ lấn được có 3 cây số mỗi một
trăm năm.
Tại sao mà xưa đất lấn ra ít mà nay thì nhiều? Nay có những ông Phạm
Công Trứ, còn xưa thì không, càng xưa càng không. Chính ở miền Nam
cũng vậy. Đất phù sa ở bờ biển, không thể thành đất được, nếu con người
không xen vào, đắp đê, trồng mắm, trồng tràm, để cho phù sa chìm, nổi lần
lên. Phù sa có tuôn ra thật đó, nhưng nó cứ ở dưới mặt biển khá sâu, và bờ
biển xưa sao, nay vậy, nếu không có công trình nhân tạo. Từ 1830 thì dân ta
noi gương Phạm Công Trứ tự động biến thương hải thành tang điền, còn
trước Phạm Công Trứ thì đất đai ta xưa nay không khác bao nhiêu.
Bờ biển Trung Việt thì lại lở, nhưng cũng chẳng bao nhiêu. Việc lở bồi
phải mất hàng trăm ngàn năm, chớ hàng ngàn năm cũng chẳng cho thấy gì
đáng kể, khoa địa chất học đã chứng minh như vậy.
Kỹ thuật lấn đất cũng do ông Phạm Công Trứ phát minh ra năm 1660
nhưng từ 1660 đến 1830, không phải dân ta bắt chước được như từ 1830 về
sau, bởi thường có giặc giả, biến loạn, vả lại thuở ấy cũng chưa thiếu đất
một cách bi thảm như từ năm 1830, nên tuy sáng kiến đã có nhưng trong
(1830-1660) 170 năm đầu thì sự áp dụng không đáng kể. Nhưng cũng còn