NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 64

Hoa quá dày đã xóa gần hết rồi, còn làm sao mà tìm ra cái gì cho được nữa.

Ông Lê Văn Siêu chủ trương “biến phương pháp học theo đối tượng

nghiên cứu”, còn các nhà bác học Âu Châu thì “ép đối tượng nghiên cứu
theo phương pháp học”
.

Nhưng phương pháp học không phải được lập ra không cân nhắc. Không

ai mua dây buộc mình làm gì, mà chỉ vì không có phương pháp học thì phải
sai lầm nên các nhà bác học mới cúi đầu khuất phục phương pháp học.

Ông Lê Văn Siêu đã sai lầm ngay tức thì, sau khi bất chấp phương pháp

học, sau khi “biến”, sau khi “dễ dãi” trong việc nghiên cứu.

Ông viết: “Ta phải kết luận rằng gốc chính nằm ở trung bộ đồng bằng

sông Mã, tức Thanh Hóa bây giờ, mà không phải ở Phong Châu (Phú Thọ),
(trang 57).

Ông kết luận như vậy, bất kể khoa học, vì ông thấy quả cổ vật đã đào

được ở Thanh Hóa. Nhưng để rồi xem.

Rồi ông lại cắt nghĩa tại sao trung tâm lại ở Thanh Hóa “Muốn tới Phong

Châu, phải vượt qua cả một vùng lầy lội (vì) nước biển Bắc Việt còn lênh
láng tới Việt Trì bây giờ”
.

Nhưng những cuộc khai quật liên tiếp từ năm 1924 đến năm 1970 đã

chứng tỏ hai điều trái hẳn với kết luận của ông Lê Văn Siêu:

1. Cổ vật của nền văn minh Đông Sơn tại lưu vực sông Nhị Hà, sáu lần

nhiều hơn tại lưu vực sông Mã.

Phương pháp học đã phải nín im non 40 năm mới dám kết luận, và

phương pháp học đúng, còn ông Lê Văn Siêu, vì bất chấp phương
pháp học thì như thế đó. Phương pháp học không cho phép kết luận cái
gì hết khi chưa có bằng chứng. Chưa đào đủ khắp nơi, sao lại dám quả
quyết rằng trung tâm văn minh là ở Thanh Hóa?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.