NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 690

Càmay là ngữ nguyên chánh của MáiCái với cái nghĩa là đàn bà,

là giống cái mà chúng tôi hẹn trình ra trong lời chú thích dưới biểu số 26
khi nãy. (Cái của ta có hai nghĩa, một nghĩa do danh từ Mã Lai Lì Cáy mà
ra và có nghĩa là đàn ông là lực lưỡng, là to lớn, là lãnh đạo. (Thí dụ Bố Cái
đại vương, thợ cái, ngón tay cái). Nghĩa thứ nhì do danh từ Cà May nầy và
có nghĩa là giống cái, là con mái).

Chỉ phiền là không tìm được nhóm Mã Lai nào nói Cà May như Chàm,

hoặc nói Cái như Việt Nam. Chúng tôi chỉ tìm được có hai danh từ 1
wahita của Mã Lai và 1 wahinê của Đa Đảo mà thôi.

Và Chàm không hề là Mã Lai Đa Đảo bao giờ cả như các ông Tây cứ nói

vì thấy trong ngôn ngữ của họ có vài yếu tố lạ.

Ngôn ngữ của Đa Đảo cũng đã được biết. Nó chỉ là Mã Lai ngữ, pha với

Mê-la-nê ngữ, nhưng trong Chàm ngữ thì không có yếu tố Đa Đảo, như
danh từ Cà MayWahinê đã cho thấy là Chàm và Đa Đảo khác quá xa,
Chàm chỉ là Mã Lai, chớ không có Đa Đảo gì hết.

Biểu số 55

Việt Nam: Mẹ (tức Mẫu thân)
Việt Bắc: Me
Việt Bình Trị, Thiên: Mạ
Mạ: Me
Bà Na: Me
Tàu Hải Nam gốc Lạc Lê: Mà
Cao Miên: Mê (Đàn bà trẻ tuổi)
Cao Miên: Ma đai (Mẹ, Má, đại danh từ

chớ

không là danh từ)

Thái: Maê
Cao Miên: Mê (Mẹ của thú vật)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.