Mẹ, Má, mà nói là Ang Ná, và chắc Bắc và Trung cũng thế, nhưng không
có ai ghi chép như Huỳnh Tịnh Của, nên không ai biết rằng có. Riêng Bắc
Việt có lẽ dùng song song Nạ và Ang Ná.
Và Việt Nam rất giống Nhựt Bổn là cho danh từ đó một nghĩa nữa là Đàn
bà (gái nạ dòng) chớ không phải chỉ có nghĩa là Mẹ. Có lẽ gốc cũ chính là
đàn bà, vì Nhựt Bổn rất thủ cựu ít biến nghĩa của danh từ cũ lắm.
Người Quảng Đông, hậu duệ của Tây Âu, vẫn viết Mẫu, đọc là Mụ, y
theo Tàu, nhưng trong dân chúng, họ luôn luôn đọc chữ Mẫu là Nã hoặc
Na. Họ có thành ngữ Chẩy Nã là Mẹ con. Họ lại chưởi Tiểu Na Má, tức như
ta chưởi Đ… mẹ.
Từ ngữ Chẩy Nã (Tử Mẫu) cho thấy rõ rằng người Quảng Đông là Thái
chớ không phải là Tàu, vì người Tàu luôn luôn để Mẹ đứng trước con, thế
thì phải Nã Chẩy (Mẫu Tử) mới đúng luân lý Khổng Mạnh.
Nhưng người Thái biến thành Tàu không mê Khổng Mạnh bằng Việt
Nam. Như đã nói, phong tục luyến ái của người Thái rất buông lơi và theo
các bản thống kê quốc tế thì ở Quảng Đông, gái buôn hương đông nhứt
nước Tàu, bịnh hoa liễu lại cao nhứt thế giới.
Sự kiện đó cũng xảy ra như vậy ở Chợ Lớn, mà gái Phúc Kiến không có
làm kỹ nữ như gái Quảng Đông. Việc thay đổi vợ chồng cũng xảy ra trong
cộng đồng Phúc Kiến ít hơn là trong cộng đồng Quảng Đông một cách rõ
rệt.
*
* *
Phụ chú về lời chú thích biểu đối chiếu danh từ Cái ở vài trang trước.
Về câu đầu của bài hát trẻ con ở miền Bắc “Bắt cái hồ khoan” ông Tàu
Việt Điểu trong Văn hóa Nguyệt san số 56, năm 1960, đã bác lối giải thích