Việt Nam: Con Nam (ma dưới nước)
Miền Nam Việt Nam: Ma Da (ma của người chết đuối).
Giáo sư Trần Ngọc Ninh có ngộ nhận về hai điểm trong danh từ nầy. Ông
cho rằng ta vay mượn của chủng Mê-la-nê. Nhưng tự điển Anh-Mê-la-nê lại
cho biết rằng chính chủng Mê-la-nê đã vay mượn của chủng Mã Lai danh
từ đó.
Giáo sư lại nói rằng ta biến Mana thành con Nam. Sự thật thì chính Thái
đã biến Mana thành Ma Nam rồi ta vay mượn lại của Thái mà bỏ âm Ma đi.
Danh từ Ma Da của Nam Kỳ thì lại mượn thẳng của người Java, thời ta
khẩn hoang miền Nam, vì họ có tới đây đông đảo đến hai lần, lần Nông Nại
Đại phố vừa thành lập, và lần Pháp đánh ta năm 1858 mà Phi Luật Tân đến
với tư cách lính đánh thuê. Cả hai lần họ đều có ở lại và thành Việt Nam
luôn.
(Có lẽ giáo sư họ Trần lẫn lộn Mê-la-nê với Mã Lai cũng nên như giáo sư
Nguyễn Phương và học giả Lê Văn Siêu).
Biểu số 175
Nam Việt: Hởi
Chàm: Hời, Hới (Đồng Hới)
Mã Lai: Hai
Trong ngôn ngữ Chàm, tiếng Hời, Hới không có dùng trong văn chương
như Mã Lai và Việt, mà chỉ dùng để gọi nhau, tương đương với tiếng Ê của
Việt Nam, và ai bị gọi như vậy là mích lòng lắm, vì đó là lối gọi không
trọng nể. Ta không nên gọi người Chàm là người Hời, vì sẽ làm cho họ
giận.
Những tiếng Ơi, Ời, Ới, Ôi của Việt Nam đều do Hai mà ra cả.