eo biển nhỏ, tới đảo Sumatra thì nó biến thành Mưala Sôngai tức xa gốc tổ
hơn Việt Nam quá nhiều.
Ta lại tự hỏi tại sao các nhà bác học Âu Mỹ nhận diện được người Chàm
là Mã Lai mà không nhận diện được ta, trong khi ta nói giống Mã Lai hơn
Chàm nhiều lắm. Thí dụ sơ sơ:
Mã Lai Á: Bônga
Việt Nam: Bông
Chàm: Bơngư
Mã Lai: Sôngai
Việt Nam: Sông
Chàm: Krông
*
* *
Các nhà bác học Âu Châu làm việc ở “Đông Dương” hơi bê bối, nếu
không, họ đã thấy cái gì, và một quyển sách như thế nầy, có lẽ ra đời từ 30
năm rồi khi mà trong Việt ngữ có đến 40 phần trăm danh từ Nam Dương
nói đúng giọng hơn Chàm ngữ nhiều lắm.
Thật ra thì trong Chàm ngữ cũng chỉ có lối 60 phần trăm danh từ Mã Lai
Nam Dương, tức không nhiều hơn ta bao nhiêu, mà lại đọc sai quá xa, thí
dụ danh từ Kaki của Nam Dương, ta đọc là Cẳng, còn người Chàm đọc là
Tcay thì cũng là ta đọc đúng hơn Chàm, vì rõ ràng là Cẳng gần gũi với Kaki
hơn là Tcay.
Điển hình nhứt là Gu nông của Nam Dương, ta đọc là Gò Nổng thì quá
giống trong khi đó thì danh từ của người Chàm là Chớ thì lại khác xa Nam
Dương một trời một vực.