Chúng tôi đã tự hỏi Thái biến Mana thành Ma Nam hay Nam Dương
biến Ma Nam thành Mân, và chúng tôi trả lời được ngay là chính Thái đã
biến, vì danh từ Nam là Nước của Thái, khi đến Nam Dương thì đã hóa
thành Jam. Nếu Nam Dương biến thì danh từ của họ phải là Majam chớ
không là Mana.
Đặc biệt chú ý
Có sự liên hệ giữa âm Du, Vu, Dâu Việt Nam với âm Tô của Mã Lai,
nhưng không biết vì sao mà lại biến hơi lạ vậy.
Mã Lai: Kảtô = Cây dâu
Mường: Tô = Cây dâu
Mường: Tô = Cái Vú
Khả Lá Vàng: Tô = Cái Vú
Lại có sự liên hệ giữa âm V của Việt Nam và âm S của Mã Lai.
Mã Lai: Su = Cái Vú (có biến âm)
Mã Lai: Su = Sữa (bình thường)
Sữa và Vú là hai thứ khác nhau, thế mà người Mã Lai nói y như nhau, thì
có nghĩa là họ đã nhập âm V vào âm S.
Kỳ công của ngôn ngữ tỷ hiệu
Nếu chúng tôi cứ tiếp tục đối chiếu mãi thì quyển sách nầy hóa ra một
quyển tự điển mất, vì có ít lắm 10 ngàn từ cần được đối chiếu.
Bao nhiêu đây thì tạm ngưng được rồi để bước sang những điểm sử khác.
Nhưng trước khi ngưng đối chiếu chúng ta cần nhận xét những điều sau
đây là Việt Nam còn Mã Lai hơn chính người Mã Lai nữa, bằng chứng là
danh từ Cửa sông ở Mã Lai Á nói là Kưala sôngai, nhưng chỉ bước qua một