Và ta đừng ngạc nhiên sao tỷ lệ của Âu lại quá thấp. Họ khác chi với ta, với
Nam Dương, với Thượng, với Cao Miên, tất cả đều Lạc, mà họ thì là Âu thì
tỷ lệ danh từ của Thái trong Việt ngữ không thể cao hơn được.
Và các biểu tỷ lệ sau đây, một lần nữa, cho thấy rằng các nhà ngôn ngữ
học Âu Mỹ sai quá to khi họ cứ nhấn mạnh về Miên ngữ, mà không biết 80
phần trăm kia gồm 40 phần trăm Mã Lai đợt I (Thượng) và 40 phần trăm
Mã Lai đợt II (Nam Dương).
*
* *
Những danh từ của chủng Mê-la-nê chỉ dùng để trỏ thổ sản và cầm thú
địa phương, như Dừa chẳng hạn, những thứ mà khi ta định cư ở đây, ta tìm
thấy, nhưng không buồn sáng tác danh từ, chỉ học với thổ dân là đủ rồi. Tuy
nhiên, một vài danh từ cao hơn của họ vẫn len lỏi vào ngôn ngữ ta được, thí
dụ danh từ Giò.
Tuy nhiên, cầm thú địa phương, có lắm con, ta cũng sáng tác. Thí dụ:
một loài chim nói giỏi mà đất Bắc gọi là Yểng, thì người Bà Na gọi là Jông,
người Đàng Trong gọi là Nhồng. Jông và Nhồng đồng gốc, và có lẽ đó là
sáng tác về sau, sau khi vay mượn Yểng của Mê-la-nê tại cổ Bắc Việt.
Các biểu tỷ lệ cho thấy ở cổ Việt, Mã Lai bộ Trãi và Mã Lai bộ Mã đồng
số với nhau. Sở dĩ chúng tôi bảo đợt I đa số vì đợt I gồm bộ Trãi, lại bộ
Chuy nữa, nếu không có bộ Chuy thì không có sự đa số đó.
Có một danh từ độc nhứt làm cho chúng tôi khổ sở lắm, không biết Mã
Lai học của Tàu, hay Tàu học của Mã Lai. Đó là danh từ Bông Lài.
Việt Nam: Bông Lài
Mã Lai Nam Dương: Bônga Mãlati