Chúng tôi đã nỗ lực biến mơ ước của ông thành sự thật, nhưng ông lại đã
hóa ra người thiên cổ rồi.
*
* *
Cũng xin nhắn với vong linh ông H. Maspéro. Ông nói Việt ngữ gồm 3
yếu tố: Miên, Thái, và một yếu tố còn ẩn.
Khá thông minh. Miên, Thái là Mã Lai đợt I, còn yếu tố ẩn thứ ba là Mã
Lai ngữ đợt II mà ông quên học.
Ông cũng quên một yếu tố thứ tư. Đó là Mê-la-nê ngữ nó chỉ những cây,
trái, cá mà mỗi nhóm đều phải học với dân địa phương vì các thứ ấy vắng
mặt ở địa bàn cũ của họ là Trung Hoa, nên họ không biết mà cũng không
dại mà sáng tác cho mất công. Thí dụ: Cây dừa.
Việt Nam: Dừa
Cao Miên: Đôn
Thái Lào: Prao
Mã Lai: Nyor
Những món mà họ sáng tác hàng ngàn năm sau khi họ có ngôn ngữ, họ
phải sáng tác danh từ, mà họ không còn ở gần nhau nữa nên:
Mã Lai đợt I nói cái Nhà.
Mã Lai đợt II nói Rumaa.
Ruộng, lúa, gạo chính họ phát minh ra chớ không phải là thổ dân, và ở
đây thì họ sáng tác danh từ chứ không còn vay mượn nữa, nhưng vì các
nhóm đã văn minh rồi và sống biệt lập với nhau thành thử Thái sáng tác
không giống Cao Miên, Cao Miên không giống Việt Nam.
Thí dụ: