NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 77

Đã bảo Nhượng Tống là một nhà Nho mà vẫn phải nhìn nhận sự dĩ nhiên

của tình trạng ngược xuôi cả khi phương pháp đã được bày ra rồi.

Nhượng Tống không có nói nhiều, nhưng ta vẫn hiểu được rằng nhà Nho

ấy công nhận phương pháp và nhìn nhận sự ngược xuôi không thể tránh, và
nhứt là hiểu rằng thế nào rồi cũng sẽ chỉ có một thuyết là đúng.

Ông Lê Văn Siêu đưa ra tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược để

ngầm phủ nhận giá trị của phương pháp học, và ông trình bày thế nào mà
người đọc cứ ngỡ là tình trạng xuôi ngược chỉ có ở Á Đông mà phương
pháp học không thể áp dụng được
, còn Âu Mỹ thì áp dụng xuôi rót. Sự thật
ngược hẳn lại. Ở Âu Mỹ người ta làm việc nhiều hơn, đông người tham dự
hơn, nên xuôi ngược lại nhiều hơn ở Á Đông gấp bội.

Nội cái màu tóc của bà Jeanne d’Arc đã có đến 10 thuyết khác nhau rồi

thì đủ biết phương pháp học có đi xuôi chèo mát mái mãi ở bên ấy hay
chăng.

Ông Lê Văn Siêu lại còn lo rằng các thuyết “sai lầm” của người Âu

Châu về nền văn minh cổ của ta đã được trước bạ mất rồi trong giới quốc
tế, giờ “ta biết kêu với ai”. Xin Lê tiên sinh đừng có lo. Từ ngày người
Pháp đi mất, các hội nghiên cứu trên thế giới vẫn trao đổi tạp chí và sách vở
với V.N.C.H. và có lẽ với Bắc Việt nữa, thế nghĩa là họ cứ theo dõi công
việc do chính ta tiếp tục. Lo là lo ta tiếp tục không xong ấy thôi, bằng cách
bỏ cả mọi phương pháp khoa học thì họ không còn coi ta ra gì nữa. Và cũng
đừng tưởng rằng họ không đọc được tiếng Việt. Năm 1858, khi Pháp đến
đây xâm lăng ta, không phải ông Trương Vĩnh Ký là thông ngôn đầu tiên
đâu, và người thảo những thư từ đầu tiên bằng chữ Hán và chữ Nôm đều là
người Pháp.

Sự trước bạ mà Lê tiên sinh lo sợ, không có nghĩa gì cả, chúng tôi vừa

nói đến việc tự đính chánh của ông G. Cocdès 20 năm sau, một câu sử sai
lầm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.