NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 779

Nếu không kể quân đội, thì thường dân Việt lên đó định cư cũng chẳng

đáng kể, trừ ở Kontum có một số định cư trước cả khi Pháp trực trị nữa vì
vấn đề cấm đạo ở đất Việt.

Tàu không có cấm đạo vào đời Hán, nhưng những lần loạn lạc cũng có

quý tộc Tàu sang Giao Chỉ lánh thân, chớ không kết hôn với Lạc Việt, y
như những người bên giáo lánh nạn lên Kontum, họ cũng chỉ kết hôn với
nhau chớ không có lấy người Thượng.

Nhà Hán lên thì hậu duệ của Thái Tử nhà Tần đã kéo hết dân của 127

huyện chạy sang Nhựt Bổn. Một huyện của Tàu là cái gì to lớn quá nên đến
nỗi dân Khu Liên lập ra được ở huyện Tượng Lâm cả một quốc gia Lâm
Ấp. Thế thì 127 huyện dân đông như kiến!

Thế mà ngày nay sọ người Nhựt vẫn còn yếu tố Mã Lai, và họ còn giữ

được đến 35 phần trăm ngôn ngữ Mã Lai, có lẽ còn nhiều hơn, nhưng vì ta
học tiếng Nhựt trong sách, viết theo văn chương, dùng nhiều tiếng Tàu, chứ
dân chúng Nhựt, ở ngoài đời, có lẽ dùng đến 60 phần trăm tiếng Mã Lai.

Ở Cổ Việt không có lấy một huyện Tàu sang đây toàn bộ như thế, thì làm

sao sọ ta là sọ Tàu, tiếng ta là tiếng Tàu được như sử gia Nguyễn Phương
đã nói, và làm sao mà quốc gia Annam là một quốc gia Tàu lai được như
ông O. Jansé đã nói.

Trong ba cuộc hợp chủng Việt Hoa trước ở Kinh, Dương, rồi ở Ngũ Lĩnh,

tổ tiên ta là Bộc Việt đã thoát được.

Nhưng sau Mã Viện thì đành phải chịu hợp chủng vậy.

Đây là cuộc hợp chủng Việt Nam thứ tư trong lịch sử Việt Hoa, nhưng

thật ra, nó chỉ là cuộc hợp chủng thứ nhứt giữa người Trung Hoa và tổ tiên
trực tiếp của ta là người Lạc Việt gốc Bộc Việt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.