NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 80

Kẻ tìm tòi, thoạt tiên phải là một anh mù hoàn toàn, mà anh mù đó cũng

không nên có ý định nào hết, trừ ý định tìm biết một sự thật mà y hoàn toàn
mù tịt. Chỉ trong điều kiện đó, y mới mong đi tới một sự thật hoàn toàn
không bị chính y bóp méo, hoặc không bị tài liệu gạt gẫm. Vâng, tài liệu rất
gạt gẫm khi ta đang cố ý tìm nó. Ta thấy nó hơi phục vụ ta được, ta vội
chụp ngay để mà dùng. Thế là ta bị mắc bẫy ngay bởi nó nói một đàng mà
ta hiểu đàng khác vì ta đang quá cần nó nói theo ta, hễ thấy bề ngoài hơi
đúng ý muốn của ta là ta dùng liền để chứng minh cái gì ta đang cần chứng
minh.

Sử gia Nguyễn Phương, tác giả Việt Nam thời khai sinh, chủ trương rằng

(Tạp chí Đại học Huế số 37) phải có “một cái nhìn tổng quát”, rằng
“những chi tiết là cần phải dùng để cho câu chuyện chứa đầy sự sống, chớ
đại cuộc mới là việc quan trọng”
.

Nhưng không hiểu về nguồn gốc của dân tộc khá lâu đời như dân tộc ta,

sử gia và ta phải đứng tại đâu, trong thời gian, để mà có cái nhìn tổng quát
nói trên?

Muốn có, hẳn phải lập ra trước một giả thuyết rồi đứng trên đó như

“đứng trên đỉnh núi cao nhìn xuống một cách bao la” hình ảnh mà sử gia đã
dùng.

Và sử gia và bao nhiêu người khác đã sai lầm là vì có cái nhìn tổng quát

về một sự kiện vốn đang vô hình. Tìm về nguồn gốc các dân tộc thì phương
pháp phải ngược hẳn lại, là lần dò từ các chi tiết nhỏ mà leo tới cái đỉnh nói
trên. Khi cái nguồn gốc đó không ai biết nó là gì, và ở đâu, vào thời nào, thì
không làm sao mà tìm được một chỗ đứng cao hơn nó được, hầu có một cái
nhìn tổng quát.

Sử gia lại chủ trương rằng “Mình phải làm chủ sử liệu”. Làm chủ sử liệu

thế nào? Sử gia chưa bao giờ đối chiếu sọ Việt và sọ Hoa, nhưng sử gia lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.