NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 821

Họ Phạm của Chàm là họ Phạm thật sự mượn của Tàu qua trung gian của

tên gia nô Phạm Văn. Rồi Phù Nam, vì đồng chủng, đồng văn hóa với
Chàm, cũng bắt chước theo, chớ Phù Nam không làm gì mà dám phạm
thượng tự xưng như giai cấp Bà La Môn được.

Suy luận trên đây chỉ là suy luận, nhưng chúng tôi tin chắc rằng không ai

mà bác nổi suy luận đó được hết.

Phải biết rằng Chàm là Mã Lai đợt II, mà vào đầu Tây lịch người Hoa

Nam còn nguyên vẹn là Mã Lai đợt II chưa bị Hoa hóa. Giữa Chàm và Hoa
Nam có sự liên lạc thường xuyên mật thiết, Mã Lai Hoa Nam, bị Hoa hóa,
còn Chàm thì tự bắt chước theo là sự thường, không có gì là vô lý hết đâu vì
họ đang kém, cần bắt chước một dân tộc văn minh.

Tài liệu chắc chắn là vào thế kỷ thứ III và IV của nước Chàm còn do dự

giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ.

Rốt cuộc họ chọn văn hóa Ấn Độ, vì lẽ gì chúng tôi đã giải thích rồi.

Sử Tàu chép rằng tên gia nô Phạm Văn nầy là người Tô Châu, tức người

Mã Lai Hoa Nam vừa bị Hoa hóa, nhưng chưa xong, vì là dân Hoa Nam,
tức Mã Lai đợt II chưa bị Hoa hóa nên y mới làm cố vấn cho vua Chàm
được, sử Tàu gọi y là gia nô, nhưng sự thật thì y là cố vấn.

Sư Thích Đại Sán trong quyển Hải ngoại kỷ sự có kể một câu chuyện xưa

xảy ra ở Quảng Nam, câu chuyện một người phụ nữ Trung Hoa lấy chồng
Chàm họ Từ.

Người ấy là chiến sĩ, đánh giặc với Việt Nam, tử trận trong một cuộc hải

chiến.

Thế nghĩa là câu chuyện xảy ra thuở Quảng Nam còn là đất Đại Chiêm,

tức mới lắm cũng vào khoảng năm 1000.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.