NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 823

Trước hết người đàn bà mà Thích Đại Sán nói đến là người Mân, mà

người Mân là Lạc bộ Mã cho đến đời Tống, còn bị Hoa Bắc gọi là Man di.

Chính bọn Lạc bộ Mã là Mã Lai đợt II đấy và là Chàm đấy.

Thủy Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên, tả thổ trước Hải Nam giống hệt dân

Nhựt Nam. Nay chúng tôi học ngôn ngữ của người Lê Hải Nam thì thấy họ
nói giống hệt người Mân. Mặt khác, chúng tôi còn chứng minh rằng vào cổ
thời Nhật Nam tuy là đất của ta, nhưng dân thì khác, đó là dân Lạc Lồi, Mã
Lai đợt II.

Vậy hồi cổ thời thì Thất Mân và Chàm đồng ngôn ngữ với nhau, và hẳn

cuộc hợp chủng giữa Mân đang bị Hoa hóa và Chàm phải lớn lao lắm.

Danh từ Con người của Chàm và Mã Lai Nam Dương là Orang, và của

Thất Mân là Nang, NángNàng, tùy theo nhóm Mân. Chịu ảnh hưởng
Tàu, họ bỏ mất âm R và độc âm hóa danh từ Orang, và của Thất Mân là
Nang, NángNàng. Nhưng chỉ mới đây thôi chớ xưa, họ vẫn nói Orang y
hệt như Chàm.

Thế nên người Tàu di cư đi các xứ Mã Lai, đa số là người Phúc Kiến. Có

thể nói Tân Gia Ba là một quốc gia Phúc Kiến.

Người Chàm tuy theo văn minh Ấn, nhưng lại thân thuộc với người Tàu

hơn. Sử của họ và sử của ta đều chép rằng năm 981 một người Việt kiều ở
đất Chàm tên là Lưu Kỳ Tông, nổi loạn cướp ngôi vua Chàm rồi cai trị rất
hà khắc, vì thế mà có rất đông người Chàm bỏ nước di cư sang Quảng
Đông và Hải Nam.

Đành rằng Quảng Đông gần hơn Ấn Độ, nhưng kẻ di cư đâu có ngán

đường xa mà chỉ tìm sự gần gũi về tình cảm hoặc về thói ăn nếp ở mà thôi.

Chúng tôi nói Quảng Đông là Âu chớ không phải Lạc. Nhưng có một

vùng Quảng Đông, vùng Hợp Phố, Đông Hưng, Móng Cái thì dân là Lạc Lê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.