Nhưng chúng tôi xét ở một câu sau thì thấy ba soạn giả ấy đã lầm hệt như
đại chúng, chớ không phải chỉ ngộ nhận thường.
Đại chúng, những người tò mò, có đọc sách phổ thông về khảo tiền sử,
cứ cho rằng dân ta cổ trên mười ngàn năm, vì khoa khảo tiền sử đã tìm thấy
dấu vết loài người cổ trên mười ngàn năm tại đất Việt.
Y hệt như đại chúng Trung Hoa, họ cứ khoe rằng tổ tiên họ là “con người
Bắc Kinh”, sống cách đây hơn ba trăm ngàn năm. Nhưng thật ra người Tàu
thì chỉ mới xuất hiện ở nước Tàu già năm ngàn năm mà thôi.
Ba tác giả trên băn khoăn tự hỏi: “Làm thế nào để biết đích xác về đời
sống của tổ tiên ta, khi người Pháp đã cho biết có nhiều dấu vết đáng kể
như một số răng, xương, dụng cụ thô sơ, như một hòn đá hình trứng” (trang
102).
Xin thưa rằng không, tổ tiên chúng ta di cư đến dây cách đây 5 ngàn năm
thì đã văn minh hơn tác giả của những hòn đá hình trứng nhiều lắm. Đá
trứng là dấu vết của chủng Mélanésien và Négritos, mà theo khoa chủng tộc
học thì hai chủng đó không thể biến thành chủng của ta.
Đất nước ta đã qua tay rất nhiều chủ từ mười ngàn năm nay rồi, và chính
vì thế mà biết nguồn gốc của tổ tiên ta mới là chuyện khó, chớ nếu xương
sọ nào cũng là xương của tổ tiên ta hết thì tưởng nguồn gốc dân tộc, đã
được biết chắc từ lâu, bởi chỉ với một cái xương quai hàm, các nhà bác học
cũng có thể hình dung được đại khái chủ nhân xương ấy vóc dáng ra sao và
sống một đời sống như thế nào rồi.
*
* *
Như đã nói, khoa khảo tiền sử đã làm việc xong, cho biết đích xác là
chủng Mã Lai từ Hoa Bắc di cư đến cổ Việt. Nhưng ở cổ Việt có đến năm