NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 86

Đối với một dân tộc khá lâu đời như dân tộc ta thì Sử ký gồm hàng vạn

vấn đề, thí dụ: Nền kinh tế dưới trào Lý. Y phục dân chúng Việt Nam
dưới trào Đinh, Chế độ thi cử dưới trào Trần
, mỗi vấn đề tạm gọi là nhỏ
như thế, cần được hằng vài mươi cuốn sử khai thác, để cho không còn gì
mờ ám trong đó nữa.

Nếu người viết thông sử tự mình làm lấy tất cả thì người ấy phải bỏ ra ít

lắm là 80 năm làm việc mà không phải làm gì khác hơn là khảo sử và viết
sử. Không ai có đủ điều kiện tài chánh và sức khoẻ để làm như vậy hết, kể
cả ở các nước gọi là tân tiến. Ở các nước ấy người viết thông sử vẫn phải
tham khảo các bộ sử cho từng vấn đề nói trên.

Chúng tôi thấy nhà xuất bản Presses universitaires de France cho xuất

bản một quyển sử như thế nầy: Giá rau, cải ở Bá Lê từ năm 1468 đến
năm 1683
. Có kinh hồn chưa?

Cố đạo L. Cadière, một tay kiện tướng trong ngành khảo cổ ở Việt Nam

có nói, sau khi viết xong bài “Nghiên cứu về Lũy Thầy”: Khi mà hàng trăm
người làm xong những công việc nho nhỏ như thế nầy rồi thì những người
khác sau nầy mới có thể viết một bộ sử cho Annam
(1906).

Câu nói tưởng như không có gì trên đây của L. Cadière chỉ dám viết về

từng vấn đề một như thế mà thôi, chẳng hạn: “Những di chỉ lịch sử ở
Quảng Bình”
, chẳng hạn “Nghiên cứu về các sử liệu của Việt sử”, chẳng
hạn “Niên biểu các trào đại Annam qua lịch sử”.

Cố đạo đã bỏ ra đến ba năm để nghiên cứu về cái Lũy Thầy đó, mà trong

nước ta, có hàng vạn cái cần phải nghiên cứu như thế, nên chi qua đời năm
80 tuổi, L. Cadière vẫn chưa dám viết một bộ Việt sử lược mà ông mơ ước.

Thế nên những thông sử đã có, đầy dẫy sai lầm và mơ hồ, càng xưa càng

sai hơn, thậm chí những quyển thông sử viết sau năm 1945 mà còn bất chấp
đến những phát kiến mới, ở trong nước và ở nước ngoài, về Việt sử, thì nói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.