Gia Rai: Pơ-đai
Chàm: Pơ-đai
Mường: Pơ-đuông
Ngày nay thì người Mường nói Đuống, vì chịu ảnh hưởng đa thanh của
đợt I, và bỏ Pơ, vì chịu ảnh hưởng độc âm của đợt I, chớ xưa họ nói Pơ-
đuông.
Đuống trở thành tên của một con sông nhỏ ở Bắc Việt, có lẽ vào cổ thời
là địa bàn định cư của bọn đợt II, nơi đó họ sản xuất Pơ-đuông.
(Danh từ nầy, Âu châu mượn của thổ dân châu Mỹ và biến thành Paddy.
Và thổ dân châu Mỹ đích thị là Mã Lai Nam Dương di cư sang Mỹ).
Không bao giờ mà dân Việt Nam có dùng hai danh từ ấy trong ngôn ngữ
của ta, chỉ trừ tên con sông mà ta không hiểu nghĩa.
Dĩ nhiên là người Mường cũng dùng danh từ Lúa gạo của đợt I mà họ
đọc theo xưa là Ló, nhưng đó là vay mượn vì sống chung, nhưng họ thích
dùng danh từ đuống hơn, vì đó là danh từ của họ.
Bằng vào hai danh từ đó và vào vài yếu tố quan trọng khác, sẽ kể ra, ta
biết chắc một trăm phần trăm rằng người Mường là mọn Mã Lai đợt II mà
khoa khảo tiền sử nói đến, tức bọn Austronesien, tức dân chánh quần đảo
Nam Dương ngày nay.
Ta, tức Mã Lai đợt I, đã mượn rất nhiều danh từ riêng của Mả Lai đợi II,
chỉ trừ hai danh từ đó. Đó là sự may mắn lớn nó giúp ta biết người Mường
là Mã Lai đợt II.
Thế thì người Mường mới tới xứ ta có 2.500 năm, khác hẳn dân của vua
Hùng Vương đã đến đây từ 5.000 năm rồi.
Họ cũng là đòng chủng đồng bào với ta, nhưng chỉ là kẻ đến sau mà thôi.