NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 843

nào biết được cả.

Ngô Sĩ Liên đưa truyền thuyết Mường vào sử Việt, đã bị Nhượng Tống

mắng một cách bất công là nịnh vua Lê (Lê Lợi là người Mường). Sử gia
Nguyễn Phương cũng phụ họa để mắng theo.

Cả hai ông đều không biết rằng trước Mã Viện, Mường và ta sống lẫn

lộn, không phải là hai dân tộc, mà là một và mãi cho đến thời Nguyễn -
Trịnh, ta còn nói tiếng Mã Lai đợt II, như đã thấy ở các biểu đối chiếu, thì
Ngô Sĩ Liên làm thế là đúng, bởi tổ tiên người Mường cũng là tổ tiên của ta,
vì như đã nói, hiện nay có ai biết rõ rằng họ là con cháu của đợt I hay đợt II
chăng?

Ta sẽ nghiên cứu người Mường tỉ mỉ hơn bao giờ cả và ta sẽ biết được

nhiều việc rất hay, vì chính người Mường là nhơn chứng, cho ta biết có vua
Hùng Vương, một đề tài tranh luận chưa ngã ngũ. Người Mường còn cho ta
biết hàng trăm thứ khác rất là quan trọng, chẳng hạn, các ông Tây nói Chim
là Tôtem của ta, là nói sai.

*

* *

Ở đây, chúng tôi dùng quyển “Les Mường, Géographie humaine,

Sociologie” của nhà nữ bác học J. Cuisinier để làm tài liệu tham khảo chủ
lực, vì chỉ có J. Cuisinier thường nhấn mạnh về yếu tố chủng tộc, mặc dầu
theo cái nhan sách, thì cô chỉ nghiên cứu về khoa học nhân văn mà thôi.

Yếu tố chủng tộc cho ta biết rõ nguồn gốc của người Mường hơn là ngôn

ngữ, mặc dầu họ cũng nói tiếng Việt, một thứ tiếng Việt trung cổ.

Và đây là lần đầu tiên mà ta nhìn thấy rõ người Mường hơn, qua bao tài

liệu và giả thuyết từ trước tới nay không cho người ta tin lắm là người
Mường đồng chủng với ta vì bao nhiêu chứng tích trước là tài liệu văn hóa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.