gọi bất kỳ dân tộc nào không phải Việt Nam là Mường tuốt hết. Thí dụ, dịch
Phương Đình Dư địa chí của Nguyễn Siêu, vốn viết bằng chữ nho, không
thể viết được chữ Mường, cụ nghè Ngô Mạnh Nghinh dịch chữ Man mà
Nguyễn Siêu dùng để chỉ Cao Man thành ra Mường. Nhiều nhà viết sách
khác cũng dùng danh từ Mường, y như danh từ Mọi.
Một danh tự xưng tốt đẹp, bỗng biến thành một danh từ có nghĩa là man
di, khiến ta càng ít muốn tìm biết người Mường hơn.
Sách vở ta quá lộn xộn về danh từ và danh xưng.
Thí dụ chúng tôi đọc quyển Lĩnh Nam Dật Sử rồi thì không còn biết tác
giả của nó thuộc dân tộc nào, và sách ấy viết bằng văn tự nào nữa cả.
Cứ theo lời giới thiệu của bực danh nho thời nay là cụ Nguyễn Tạo thì
tác giả của sách ấy là người Mường và viết bằng Man ngữ.
Nhưng viết bằng Man ngữ là cái gì mới được chớ? Man ở đây, có thể
hiểu là man di và man di đó là người Mường. Nhưng người Mường lại nói
tiếng Việt, tuy có cổ nhưng vẫn cứ là tiếng Việt, chớ không thể là tiếng của
man di nào hết.
Và sách phải được viết bằng văn tự nào đó để diễn ngôn ngữ nào đó, chớ
không thể viết bằng ngôn ngữ được.
Thắc mắc của chúng tôi có vẻ vạch lá tìm sâu, nhưng không phải thế đâu.
Phần lớn các dân thiểu số ở Bắc Việt đều có văn tự riêng như người Mường,
người Thái, v.v. thì thắc mắc trên là chánh đáng. Chúng ta muốn biết sách
Lĩnh Nam Dật Sử được viết bằng chữ Mường hay chữ Thái để mà phục tài
của dịch giả đầu tiên là Trần Nhật Duật, và để biết phong tục nói trong sách
là của dân nào, chớ không phải là bắt bẻ từng chữ để làm gì.
Tới chừng đọc qua bài tựa của Trần Nhật Duật, người tự xưng là dã dịch
sách thì mới hay sách đó do một động trưởng vùng sông Đà sáng tác (Động