Tới đây thì ta đã điên đầu rồi, vì ta chỉ mới biết tác giả dùng văn tự của
dân tộc nào, chớ vẫn chưa biết ông ấy thuộc dân tộc nào, mà ta đã phải mệt
óc quá lắm rồi.
Tra cứu thử các sách khác, thí dụ quyển Hoàng Việt Giáp tý niên biểu thì
lại thấy sách ấy chép rằng sách đó là do người Mân viết ra.
Ta tra lại sách chủng tộc học về Đông Dương thì các nhà chủng tộc học
cho ta biết rằng người Mân không có dính dáng gì tới Việt tộc hết.
Mán là danh xưng Việt Nam do danh từ Man của Tàu mà ra, xã hội Việt
Nam đã Việt hóa danh từ đó, nhưng không dùng nó để chỉ man di một cách
tổng quát như Tàu đã làm, mà lại biến Mán thành danh xưng trỏ đích xác
một dân tộc kia, và chỉ dân tộc đó mà thôi, ngoài ra các nhóm thiểu số kém
mở mang khác không có nhóm nào được ta gọi là Mán hết. Theo lối dùng
danh xưng của Việt và theo khảo cứu của Pháp thì Mán là một chi của Miêu
chủng. Ở bên Tàu họ được Tàu gọi là Dao, họ di cư sang xứ ta thì được ta
gọi là Mán, và ngôn ngữ của họ khác hẳn Việt ngữ cổ hay kim, họ không hề
biết chữ Tàu bao giờ, kể cả ở bên Tàu, sọ của họ cũng khác sọ của ta.
Như vậy sao họ sáng tác được bằng chữ Tàu? Nhứt là những câu văn
Nôm của họ. Trần Nhật Duật để nguyên mà cụ Bùi Đàn lại hiểu được để
dịch ra tiếng Việt? Người Mân ở với ta chia ra thành những tiểu chi: Mán
Tiền, Mán Cốc, Mán Đại Bảng, Mán Bảo Lạc, Mèo Cao Bằng, Mèo Đông
Quang, không có chi nào nói mà ta hiểu được cả, khác hẳn với người
Mường.
Như vậy, ta lại phải chạy đi kiểm soát H.V.G.T.N.B. Quyển sách ấy đã
viết sai. Vào thuở Lĩnh Nam Dật Sử được sáng tác thì Miêu tộc chưa di cư
vào xứ ta. Đó là điểm sử chắc một trăm phần trăm.
Nhưng một người bạn lại cho chúng tôi biết rằng H.V.G.T.N.B. không có
viết sai, cụ Nguyễn Bá Trác soạn sách bằng chữ Hán và đã dùng danh xưng