NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 849

man (không có hoa), và chỉ có nghĩa là man di, y như Trần Nhật Duật. Đối
với cụ Nguyễn Bá Trác thì người thiểu số nào cũng là man di hết.

Nhưng các cụ dịch Hoàng Việt ra quốc ngữ lại tự tiện dịch man (không

hoa) thành Mán (với M hoa) khiến ta hiểu rằng đó là Miêu tộc.

Thật là điên cả cái đầu!

Man không hề là Mán. Man là tất cả mọi dân tộc kém mở mang nhứt là

các “rợ” phương Nam của Tàu, đó là tiếng Tàu. Còn Mán là tiếng Tàu bị
Việt hóa chỉ đích xác một dân tộc kia, đó là một chi của Miêu tộc đã di cư
xuống thượng du Bắc Việt. Cái chi ấy còn ở lại bên Tàu, được người Tàu
gọi là Dao chớ không gọi là Mán như ta, vì như đã nói, mán là tiếng Việt,
tuy cũng do gốc Tàu mà ra, nhưng nó đã mang một nghĩa khác hẳn từ ba
trăm năm nay, tức là ngày chi Miêu tộc ấy di cư vào nước ta.

Ngày nay trong Việt ngữ, Mán không còn dùng để dịch Man của Tàu

nữa, mà để chỉ đích xác một chi của Miêu chủng đã di cư đến thượng du
Bắc Việt.

Chúng tôi đành phải suy luận một cách phiêu lưu mạo hiểm, bằng vào bài

phàm lệ không có ký tên, được ám chỉ trên kia.

Cứ theo bài ấy thì thổ ngữ của tác giả đó như thế nầy: chữ Vô không viết

mà viết là Mạo.

Chúng tôi đoán rằng tác giả là người Nùng vì người Nùng nói tiếng Tàu

sai một cách trung gian giữa Quảng Đông và Việt Nam.

Thí dụ:

Việt Nam: Nhân (người ta)
Nùng: Nhành
Quảng Đông: Dzành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.