NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 850

Trung Hoa chánh gốc: Dỉl

Tiếng , người Quảng Đông đọc là Mụ, người Nùng đọc là Mạo, ta đọc

nhưng Trung Hoa chánh gốc đọc là Mỹ.

Nhưng lối suy luận đó tuy khoa học nhưng không chắc đúng vì người

Nùng không bao giờ có mặt ở vùng sông Đà cả, vào thuở ấy.

Nhưng giả thuyết của chúng tôi có may mắn đúng sự thật vì cho tới nay

chưa ai chứng minh được rằng vào năm 1280 người Nùng không có mặt ở
vùng sông Đà. Không có mặt cũng chỉ là nói theo giả thuyết mà thôi, nhưng
thổ ngữ “Mạo” lại có thể bác bỏ giả thuyết ấy để tái lập sự thật.

Tới đây thì một lọ thuốc an thần cũng không đủ giúp chúng ta đỡ nhức

đầu, mặc dầu chúng ta chỉ mới đọc có 5 trang đầu của quyển Lĩnh Nam Dật
Sử
mà thôi.

Chúng tôi được đọc một bài trong đó có một câu như thế nầy: “Ở bên

Tàu, cái thứ người Mường sống cạnh người Thái, tên là người Mèo”.

Chúng tôi đã nhức đầu hơn một tiếng đồng hồ mới hiểu được câu văn đó.

Người Mường là một dân tộc, một chi của dân tộc Việt Nam không bao giờ
có mặt ở bên Tàu cả, mà như có thì tại sao người Mường không tên là
người Mường mà lại tên là người Mèo?

Thì ra, tác giả ấy đã dùng danh xưng Mường như là một danh từ, mà cái

danh từ đó lại có nghĩa là man di, y hệt như cụ nghè Ngô Mạnh Nghinh đã
dùng để chỉ người Cao Miên.

Dựa theo truyện Mã Tổng của Đường Thư, Khâm Định Việt Sử viết: “Mã

Tổng sang làm Đô hộ Annam, thanh liêm, không quấy dân. Chính sự tốt
đẹp dân Mường Mán đều yên nghiệp”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.