Người Tàu không bao giờ gọi người Mán là Mán. Họ gọi là Dao. Còn
người Mường thì họ không biết rằng có.
Có lẽ Đường Thư chỉ viết là man di là để chỉ dân Việt Nam thuở ấy, chớ
sao đi cai trị Giao Chỉ mà chỉ nói chuyện Mường Mán mà không nói tới dân
Giao Chỉ.
Vậy chắc chắn là Đường Thư đã dùng danh từ Man di để chỉ dân ta.
Nhưng Khâm Định Việt Sử viết bằng chữ Nho, không thể viết ra hai chữ
Mường Mán được. Chắc chắn sách ấy cũng chỉ viết là Man di theo Đường
Thư mà thôi. Chính ông dịch giả là Nhượng Tống đã dịch ra như thế đó.
May là Nhượng Tống khá khoa học trong đám nho học đấy. Nếu ông
khoa học thêm chút nữa có lẽ ông đã dịch là Man di rồi thêm rằng: Người
Tàu thuở đó gọi dân ta là Man di. Câu dịch sai của Nhượng Tống không
gây ngộ nhận quá nhiều, vì một độc giả thông minh, thế nào cũng điên đầu
và đặt ra ba câu hỏi dưới đây, và sẽ trả lời được và hiểu được sự thật bí ẩn là
Nhượng Tống đã dịch sai.
1. Tại sao đề cao một quan đầu xứ Giao Chỉ mà chỉ nói chuyện Mán,
Mường, không thấy nói tới dân Giao Chỉ lần nào?
2. Tại sao lại có người Mán ở xứ ta vào thuở đó trong khi sự thật thì
cuộc di cư của người Mán chỉ mới xảy ra có ba trăm năm nay thôi.
3. Tại sao người Tàu không biết có người Mường mà sử Tàu lại viết về
người Mường?
*
* *
Gọi người ta là man di, đã không đẹp đẽ gì rồi, phương chi lại không
dùng danh từ mà ai cũng đã hiểu là danh từ man di, lại đi lấy danh xưng chỉ
đích xác hai dân tộc kia để thay vào đó thì chỉ có trời mới hiểu.