trí hơn. Nhưng ta phải biết rằng một bài có giá trị lớn về một mặt nào đó, có
sai chút ít, vẫn được đăng, và ta phải tự tìm học, để tự bổ chính mà hiểu cho
đúng, chớ không nên rối trí trong cái loạn đó, hoặc xem cái loạn đó là sự
thật.
Đó là bài của những nhà ngôn ngữ học, những nhà dân tộc học lỗi lạc
trong bộ môn của họ, nhưng họ dốt khoa chủng tộc học chẳng hạn, họ quan
niệm Indonésien là chủng riêng của những người “Mọi cao nguyên”, chớ
còn các nhà chủng tộc học thì đều biết rằng Indonésien là Cổ Mã Lai và bao
gồm cả Thái, Việt, Chàm, Cao Miên, Miến Điện, v.v.
Chính người Mường ngày nay cũng biết cái nghĩa kỳ thị của danh từ
Mường và họ rất mích lòng khi nghe ta dùng danh từ đó.
Trên Cao nguyên cũng y hệt như thế, người Thượng ở đó rất bất bình mà
nghe bình dân Trung Việt và Nam Việt gọi họ là Mọi.
Ta cần thận trọng trong việc dùng danh từ nầy.
(Sử gia Phạm Văn Sơn, cho rằng ta biến danh từ Man của Tàu thành ra
Mọi. Nhưng cô J. Cuisinier, người đã nghiên cứu người Mường nhiều hơn
hết lại cho rằng ta biến danh tự xưng thứ ba của họ là Mwai thành ra Mọi và
danh tự xưng thứ nhứt bị biến ra Mường, danh tự xưng thứ nhì không có bị
biến. Thuyết của cô J. Cuisinierr nghe hữu lý hơn vì Mwai giống Mọi chớ
Man thì không).
*
* *
Người Mường tự thấy rằng họ là người Việt, không phải là họ thấy sang
bắt quàng làm họ, mà trái lại, còn có bằng chứng ngược hẳn. Họ rất biết tự
trọng, theo nhận xét của cô J. Cuisinier.