NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 855

ta cả. Ông Lê Chí Thiệp chỉ đưa ra được có cái búi tóc mà chúng tôi thấy
rằng nhiều dân khác có. Còn về tự dạng thì Giao đó viết người với bộ Trùng
còn Giao Chỉ thì không bao giờ viết với bộ Trùng cả.

Cho tới năm 1946 thì dân số Mường được phân bố như sau:

Yên Bái: 2.854
Sơn Lê: 10.591
Sơn Tây: 20.139
Phú Thọ: 30.383
Hòa Bình: 136.000
Ninh Bình: 9.888
Thanh Hóa: 86.000
Nghệ An: 2.300

-------------------------

Tổng cộng: 298.165

Đó là những con số tối thiểu vì nhiều nơi xa xôi không kiểm tra được.

Nhưng chắc không thể nào mà hơn 300 ngàn người, tức họ đông bằng lối
phân nửa người Lạc Việt thời Mã Viện.

Tại Vĩnh Yên có một cộng đồng người Sơn cước mà ta cũng gọi là

Mường, nhưng đại tá Bonifacy đã lên đó khảo sát và thấy là không phải: họ
là người Mán tức Dao, thuộc Miêu chủng.

Vậy người Mường ở Bắc Việt là 2/3, Trung Việt là 1/3 và địa bàn chánh

của họ tức trung tâm văn hóa cổ thời của họ là khu Sơn La, Yên Bái, Sơn
Tây, Phú Thọ, Hòa Bình, chớ không phải Thanh Hóa như người ta thường
ngỡ, và điều đó cũng phù hợp với kết quả khai quật từ năm 1945 đến nay:
Trung tâm văn hóa gọi là Đông Sơn là ở Bắc Việt chớ không phải ở Đông
Sơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.