NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 856

Ta đã học qua cổ huyện Tây Vu trung tâm văn hóa Lạc Việt ở chương III.

Nhìn vào một bức dư đồ, ta sẽ thấy Hòa Bình, tuy không nằm trong cổ
huyện Tây Vu, vẫn không xa với Tây Vu, mà hiện nay thì người Mường lại
sống đông đảo nhứt ở Hòa Bình. Xưa kia, chắc cũng thế, chỉ khác về tỷ lệ
mà thôi. Như vậy trung tâm Lạc Việt là ở Tây Vu và vùng phụ cận Tây Vu,
không còn ngờ gì nữa.

Từ lâu, người Âu Châu khảo sát về các dân tộc ở miền sơn cước Bắc Việt

có thoáng nghĩ rằng người Mường chính là người Việt, nhưng số phận khác,
vì hoàn cảnh sống khác. Họ thoáng nghĩ như vậy vì họ thấy giữa hai dân tộc
đó có rất nhiều điểm tương đồng với nhau.

Cho đến V. Goloubew, không nhận người Đông Sơn là tổ tiên của ta,

cũng khuyên các nhà bác học nên tìm tòi coi họ có phải là tổ tiên của người
Mường hay không, vì cái lẽ một dân tộc đông hàng triệu, không thể biến
mất được sau hai ngàn năm, bằng chứng là các thứ thổ trước ở Trung Hoa
đời nhà Chu vẫn tồn tại ở đó mãi cho tới ngày nay, trừ Lạc bộ Trãi, mà sự
biến mất của Lạc bộ Trãi có duyên cớ mà chúng tôi đã nói đến rồi ở một
chương khác.

Các nhà khảo cứu ở Âu Châu mà nhứt là Pháp đã làm việc nhiều theo

chiều hướng đó, nhiều hơn ta nữa, mặc dầu ta chung đụng với người
Mường nhiều hơn họ.

Tới nay thì tài liệu của bốn năm mươi năm tìm tòi học hỏi của họ và của

ta đã khá đầy đủ để chúng ta thử tìm một kết luận về người Mường.

Về người Mường, tài liệu chủ lực của chúng tôi là quyển sách đầy đủ

nhứt về dân tộc đó, quyển “Les Mường, Géographie humaine et
Sociologie”
của cô J. Cuisinier do “Viện Dân tộc học, Bảo tàng viện về con
người”
, Bá Lê xuất bản năm 1946, mặc dầu các tài liệu khác cũng được
chúng tôi dùng đến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.