NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 863

Còn một bản đối chiếu nữa rất là quan trọng ở chương sau, và xin xem lại

trên 100 bản đối chiếu ở chương ngôn ngữ tỷ hiệu.

Thoạt nhìn vào bản đối chiếu, ta không dám kết luận cái gì cả. Người

Pháp học tiếng Việt cũng nói lơ lớ như vậy thì người Mường cũng có thể là
ngoại chủng đã chịu ảnh hưởng ngôn ngữ nặng của Việt Nam, chỉ có thế
thôi. Nhưng mà không. Hăm bảy, họ nói Ba chín. Nếu họ học ta, sao họ lại
không nói hăm bảy như ta? Chắc chắn đó là lối nói của Cổ Việt và người
Việt chịu ảnh hưởng Trung Hoa nên biến khác đi, còn họ thì còn giữ được
lối cổ.

Vua, họ nói là Bua, mà các sách của các cố đạo xưa tại Việt Nam cũng viết
Bua, thì hẳn xưa kia, Việt và Mường là một. Các cố đạo cũng viết Blời
thay cho Trời, không phải là các cố đạo không biết âm Tr, mà dân ta xưa
không có âm Tr. Người Mường cũng không có âm Tr, trái cây họ đọc là
Tlai Kây. Trái ngang cho họ nói là Plái ngang, Trâu họ nói là Tlu. Họ thay
âm V bằng âm Bi, y như người Chàm, mà chúng tôi chứng minh được rằng
người Chàm cũng là Mã Lai đợt II.

Nếu họ học với ta thì họ nói Đâu, nhưng họ lại nói No là tiếng Việt rất cổ

mà ta đã bỏ từ lâu, vì ta biến theo đà tiến bộ, còn họ thì không, vì họ không
tiến nên không biến.

Trong văn thơ hiện đại của ta, ta cũng thường gặp “No nao”, có nghĩa là

Đâu nào? Nào đâu?

Con heo họ nói là Kon Kwi mà tiếng Cổ Việt con heo gọi là Con Cúi đấy

(chữ W đọc như chữ U).

Con chó, họ nói là Kon Khai, và cố đạo Cadière cho biết rằng chính nông

dân Việt Nam ở Quảng Bình cũng còn gọi con chó là Con Khai, và Khai
hình thức cổ của danh từ Cầy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.