NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 864

Nhưng bằng chứng vô cùng quan trọng là động từ Chàm.

Nguyên trên các mặt trống đồng lớn có một bộ hình cho thấy một số

người cầm gậy thọc xuống những cái gì như là cái trống. Đa số các nhà bác
học Âu Châu nói rằng đó là giã gạo.

Nhưng nhà khảo cổ Lê Văn Lan đã lên xứ Mường và đã thấy người

Mường ngày nay đánh trống đồng như vậy đó, tức dùng gậy mà thọc xuống
mặt trống.

Người Mường gọi động tác ấy là Chàm mà chúng tôi thấy rằng đó là

nguồn gốc của động từ Đâm của Việt Nam, không thể chối cãi được, khác
hẳn giáo sư Lê Ngọc Trụ đã cho rằng nguồn gốc động từ Đâm của ta là
động từ Chàm của Tàu.

Nhưng thử hỏi, dân Việt đã đúc trống và đánh trống trước khi Trung Hoa

đến thì sao họ không có động từ Chàm mà phải đợi Mã Viện tới nơi để vay
mượn động từ Chàm?

Người Mường chung đụng liên tục với ta, không bao giờ giữa hai dân tộc

bị đứt đoạn hết. Vậy nếu họ đã học tiếng Việt thuở Việt còn nói Blời thay
cho Trời, thì khi Việt tiến lên, họ cũng tiến lên theo, ít lắm cũng ở mặt ngôn
ngữ.

Nhưng sự kiện lại khác hẳn là họ cứ giữ cái mà học được vào một thời

nào đó, thì là làm sao? Chỉ có thể hiểu rằng cái đó là cái cố hữu của họ và
của ta, chớ không phải cái mà họ học được, nhưng ta bị ảnh hưởng ngoại lai
quá nhiều, còn họ thì xa các ảnh hưởng đó nên cứ giữ, còn ta thì biến.

Chúng tôi thấy quanh chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi đi học Saigon nói

khác đi, còn các cụ còn ở làng, ông cha của chúng tôi, thì nói khác, mặc dầu
không tháng nào mà chúng tôi không về làng, hồi tiền 1945, và mặc dầu các
cụ không phải là không có đi chơi Saigon nhiều chuyến mỗi năm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.