Không xa cách mà không thay đổi, tức là giữ gốc cũ, chớ không phải học
theo mà theo không kịp. Hễ học theo thì cũng thay đổi theo, có trễ, nhưng
vẫn có thay đổi.
Về tôn giáo thì người Mường thờ tất cả những gì ta thờ, với động từ Thờ
và danh từ Đình của ta. Họ thờ Thánh Tản Viên y như ta và họ gọi núi đó là
núi Ba Vì y như ta. Họ lại thờ đến ba vị thánh Ba Vì mà Madrolle cho rằng
có lẽ Sơn Tinh, mà họ gọi là Nguyễn Tuấn y như ta, hai vị khác tên là
Nguyễn Hương và Nguyễn Lang, y như ta.
Tại Mường Tlo, thần Tản Viên còn mang tên là vua Hùng Vương.
Họ cũng kể cho nhau nghe sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh y như trong gia
đình Việt Nam.
Họ thờ Bà Cua On (Bà Chúa con gái) mà họ nói là quả phụ của vua Hùng
Vương.
Truyện cổ tích về ông bình vôi của họ rất nhiều và truyện nào cũng giống
hệt truyện Việt Nam.
Về nguồn gốc dân tộc thì họ kể chuyện một người con gái Mường tên là
bà Ngu Kơ (Âu Cơ) lấy một ông hoàng tử tên là Long Wang (có lẽ là Lạc
Long Quân), con của vua Yịt tức là vua Việt, (bởi ở chuyện khác họ nói vua
Yịt là vua Hùng Vương). Bà Ngu Kơ đẻ ra một trăm cái trứng, nở ra 50 trai
và 50 gái. Rồi thì vì xích mích với nhau, hai vợ chồng xa nhau. Hoàng tử
Long Wang là loài cá ở nước nên mang con ra cửa sông, còn bà Ngu Kơ
vốn là loài nai có bông hình ngôi sao, nên dẫn con lên rừng. Bà nầy làm vua
trong rừng và quan dân kính mến bà nên ngày nay họ mới làm cờ mang
hình con nai có bông ngôi sao để thờ Bà (ăn khớp với hình nai trong trống
đồng mà các ông Tây bảo rằng bắt chước Trung Á!!!).
Loại nai có bông hình ngôi sao, người Pháp gọi là Cerf solaire và bông
đó không có thật mà chỉ là hình tượng trưng của các dân tộc vừa thờ mặt