trời vừa thờ nai.
Đây là người Mường lầm lẫn khi kể truyền thuyết. Họ tự nhận họ là con
cháu của Âu Cơ, nhưng chúng tôi thì chủ trương rằng Âu Cơ chỉ là Âu tức
Thái. Họ đúng và chúng tôi lầm. Không, chính họ đã lầm. Quả thật thế, dân
Âu tự xưng là Nghê U và Tàu đọc theo đúng là Nghê U. Người Mường
cũng đọc gần đúng là Ngu Kơ. Mà ngôn ngữ của Mường là ngôn ngữ Lạc
bộ Mã, tức Mã Lai đợt II, chớ không phải ngôn ngữ Âu. Nhưng về Nai thì
họ đúng, bởi người Thái không bao giờ thờ Nai cả, còn họ thì hiện đang
thờ.
Nhà nho Nhượng Tống lên án Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Trích quái với
Đại Việt Sử Ký toàn thư đã chắp nối truyền thuyết Mường vào sử ta, và sau
nầy sử gia Nguyễn Phương cũng bắt chước Nhượng Tống thì tưởng hai nhà
ấy hơi vội vàng.
Tại sao lại không nghĩ được rằng hai dân tộc xưa kia là một khi họ có
chung truyền thuyết?
Trong Đại Việt Sử Ký toàn thư ngoại kỷ, Nhượng Tống đã tìm cách
chứng minh rằng Lê Lợi là người Mường và xem ra thì ông thành công
trong cách chứng minh đó.
Đây là suy luận của ông Nhượng Tống. Nhượng Tống công kích Ngô Sĩ
Liên, cho rằng sử gia họ Ngô chắp nối truyền thuyết Mường như là vụ đẻ
trăm trứng vào sử Việt, chỉ để vừa lòng trào Lê vì tổ sáng nghiệp Lê Lợi là
người Mường. Ông viết: “Nếu không là người Mường, sao có tổ tiên đời
đời làm phụ đạo ở Lam Sơn? Miền đó, tới nay, cũng vẫn còn là một miền
Mường thuần túy”.
Ông Nhượng Tống đã thành công, ít ra cũng ở cái điểm Lê Lợi là người
Mường, nó giúp ta kết luận rằng người Mường cũng giỏi như người Việt và
không đố kỵ vào mình chút nào.