NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 881

Truyền thuyết Mường về việc dựng nước của vua Hùng Vương cũng

đúng một trăm phần trăm, vì cái lẽ giản dị là người Mường chưa bao giờ
đọc Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Trích Quái và Ngô Sĩ Liên.

Nhượng Tống mắng Ngô Sĩ Liên là “ngây thơ” khi họ Ngô “lượm lặt

chuyện Mường ráp vào sử ta”.

Dịch Ngô Sĩ Liên, nhưng lấy danh từ kép quốc ngữ Mường - Mán để thay

cho Man di, trong nguyên văn chữ nho. Trong tư tưởng của Nhượng Tống,
Mường là dân mọi rợ thì không sao đồng tông với ta được và ráp nối
chuyện Mường với chuyện Việt là bậy bạ.

Nhưng Ngô Sĩ Liên không có ngây thơ tí nào cả. Chúng tôi có bằng

chứng rằng vào thời Ngô Sĩ Liên, ta còn nói tiếng Mã Lai chưa biến dạng
như ngày nay, người Mường cũng thế, thì Ngô Sĩ Liên phải biết rằng ta và
Mường là đồng bào ruột thịt.

Bằng chứng ấy đã được đưa ra rồi, nhưng cũng xin nhắc lại. Cứ theo một

quyển du ký của một người Âu thì dưới thời Trịnh Nguyễn, ta còn gọi cái
cửa là Pan y hệt như người Thượng vốn là Mã Lai.

Còn Cửa sông, Mã Lai gọi là Kưala, thì Ngô Thì Sĩ phiên âm là Cô La

trong sách viết bằng chữ Hán của ông. Đó là vì viết chữ Tàu, chớ viết chữ
Nôm thì ông đã viết đúng được là Cửa La.

Cái Cô La đó, ngày nay ta gọi là Cửa Lò, tức nói tiếng Mã Lai sai giọng,

nhưng chỉ mới sai đây thôi, còn dưới thời Trịnh Nguyễn thì không. Nếu
dưới thời Ngô Thì Sĩ mà ta đã gọi nơi đó là Cửa Lò thì chắc chắn là Ngô
Thì Sĩ không phải phiên âm là Cô La, mà dịch là Lô Khẩu. Tất cả các địa
danh gốc Chàm và gốc Miên bị Việt hóa ở Đàng Trong đều được dịch
nghĩa, thí dụ Ba Giồng, dịch Tam Phụ. Nơi nào chưa được Việt hóa thì sử ta
mới phải phiên âm, như Cô La chẳng hạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.