NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 883

Nhưng theo cô J. Cuisinier thì Madrolle vẫn có lý vì cô tìm được dấu vết

Mã Lai nơi người Mường, qua một huyền thoại dưới đây.

Một huyền thoại của họ giống hệt huyền thoại Mã Lai ở nước Anh-đô-

nê-xia, đó là huyền thoại Bà Chúa Kon (Bà Chúa con gái) và huyền thoại
Patri Sadong của Mã Lai do nhà bác học N.W. Skeat đối chiếu.

Huyền thoại Bà Chúa Kon kể rằng một cô con gái Mường lấy vua Hùng

Vương, sau góa chồng trở về làng, mất đi, và hiển thánh nhờ hai con cá
vàng. Truyện Patri Sadong cũng y hệt như thế chỉ khác tên vua mà thôi. Và
điều đáng chú ý hơn hết là truyện Mã Lai xuất hiện ở một xứ không có núi
đá vôi mà lại lấy khung cảnh núi đá vôi của vùng Hòa Bình của ta. Huyền
thoại đi theo bước Nam thiên của chủng Mã Lai mà quên thay đổi khung
cảnh, cứ nói đến vùng núi đá vôi mãi,
khi họ tìm được địa bàn mới là đồng
bằng Anh-đô-nê-xia không có núi đá vôi.

Nếu thuyết của N.W. Skeat mà đúng (nhưng khó lòng mà thuyết ấy

không đúng), thì người Mã Lai Anh-đô-nê-xia đích thị là Lạc Việt đợt II di
cư xuống đó, mà không phải di cư từ bên Tàu đâu mà di cư từ vịnh Thanh
Hóa, Nghệ An.

Thuyết nầy không trái ngược với cổ sử các đảo Mã Lai, vì theo sử Ấn Độ

thì tới năm 78 S.K., tức sau năm Mã Viện đánh hai bà Trưng gần ¼ thế kỷ,
người Ấn mới tới các đảo đó và mới gặp người Mã Lai VỪA ĐỊNH CƯ Ở
ĐÓ CHƯA LÂU ĐỜI.

Trường hợp gặp gỡ Ấn Độ và Mã Lai giống hệt trường hợp gặp gỡ giữa

Hoa chủng và Cửu Lê. Cửu Lê lẫn Mã Lai đợt II vừa mới tới nơi, vừa định
cư là gặp ngay ngoại chủng cũng ở nơi khác đến.

Chỉ có khác là ở Anh-đô-nê-xia, Ấn Độ không có đánh đuổi Mã Lai như

Hiên Viên đã làm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.