NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 886

tượng trưng cho móng rùa thần đã giúp An Dương Vương thành công trong
việc xây thành.

Cô J. Cuisinier cho biết rằng ngày nay, loại nỏ đó chỉ còn thấy được ở

bảo tàng viện thôi chớ nỏ Mường ngày nay, không có chạm gì hết. Dầu sao
hình chạm xưa nói trên cũng chứng minh rằng một số người Mường là thần
dân An Dương Vương nên mới thờ móng rùa như ngày xưa An Dương
Vương đã thờ.

Chẳng những thế, vài người Mường ngày nay lại thờ vật tổ là con Chim

Đỗ Quyên. Đích thị họ là hậu duệ của An Dương Vương vì chim Đỗ Quyên
là tô tem của dân Ba Thục. Và câu chuyện Thục Vương Tử đúng một trăm
phần trăm, chớ không phải là chuyện bịa như có người tưởng.

Nhưng chắc Lạc Việt đợt II là đa số ở xứ Mường chớ không phải là

người Thục vì chỉ có vài nhà mới thờ tô tem Đỗ Quyên còn toàn thể thì thờ
Con Nai. Trên trống đồng không có con chim Đỗ Quyên nào hết.

Hậu duệ của An Dương Vương không phải là kẻ đưa trống đồng tới,

cũng không phải là kẻ chấp nhận nền văn minh trống đồng, bởi họ thuộc
Chi Âu chớ không phải là Chi Lạc như đợt I và đợt II.

Họ bị xem là kẻ xâm lăng, chớ không phải là khách trọ như đợt II, và kẻ

xâm lăng có tự tôn mặc cảm của kẻ ấy, không vay mượn nền văn minh của
chủ đất cũ và của khách trọ của chủ đất.

*

* *

Trái với bên Tàu mà ngoài chợ, kẻ mua người bán đều là đàn ông, ở Việt

Nam và các xứ Mã Lai, chỉ có đàn bà. Sư Thích Đại Sán, một nhà sư Trung
Hoa, viếng Việt Nam dưới đời chúa Nguyễn Phúc Châu, đã nhận thấy điều
ấy trong xã hội Việt Nam và gọi đó là dâm phong (đàn bà ra khỏi khuê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.