NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 895

Có ai giã gạo bằng lông chim không? Hẳn là không! Còn giã bằng tàu

cau? Ở trống đó, chày giã gạo cũng hơi giống những cái mà nhơn vật cầm
tay để đi đâu đó. Có thể giã gạo bằng tàu cau được, nếu giã theo lối người
Thượng, tức chọt, như ta thấy trong hình.

Mà cũng chưa chắc là hình giã gạo.

Có một cái hình mà các ông Tây quả quyết là giã gạo, mặc dầu cái cối

không phải là cái cối, mà rõ ràng là cái trống. Các ông bảo rằng không ai
đánh trống kỳ cục như vậy. Nhưng một nhà học giả ta, ông Lê Văn Lan, lên
tận vùng Mường để khảo cứu vì trên ấy còn dùng trống đồng thau, thì thấy
quả thật người Mường đánh trống như vậy, tức dùng gậy đâm vào trống,
chớ không phải đánh.

Cũng nên nhắc lại rằng người Mường thờ vật tổ là con Nai. Nai của

người Mường là nai có bông ngôi sao mà Pháp gọi là Cerf solaire, chỉ là
bông tưởng tượng, tượng trưng cho việc thờ Trời của dân ta.

Qua hai ngàn năm, người Mường đã biến con Nai vật tổ khác đi, vẽ

giống như nai ở Bắc Việt. Nhưng nai ở trống đồng thì khác. Nhìn kỹ nai
trong trống, ta thấy đó là loại nai chà (Renne) chớ không phải nai xứ ta
(cerf).

Đó là nai ở Bắc Cực ngày nay, nhưng cách đây 5.000 năm, ở Hoa Bắc

vẫn có, tại địa bàn của Lạc bộ Trãi.

Chúng tôi đã nói rằng người Mường là Mã Lai đợt II, địa bàn của Mã Lai

đợt II dưới sông Hoàng Hà, không có con Renne. Nhưng Mã Lai đợt I vẫn
có vượt Hà chạy xuống nhập bọn với Mã Lai đợt II ở đó, và đã đem vật tổ
nguyên thỉ xuống đó.

Bằng chứng Mã Lai đợt I thờ Nai, thấy ghi trong tập nghiên cứu về dân

Salva của ông Prylusky, Salva là một thứ Mã Lai đợt I ở trung tâm Ấn Độ
ngày nay, dân đó thờ mặt trời và thờ Nai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.