Không thể dùng chữ Việt thứ ba được nữa vì cớ bây giờ có Âu, có Lạc,
mà lại có lu bù Lạc.
Tự dạng thứ tư đó, không biết có phải do chính Lưu An sáng tác hay
không, nhưng nói lên cái ý niệm Bách Việt, cái ý niệm không còn phân biệt
được nữa trong vùng hỗn loạn đó, mà hay nhất là nó trở lại với ý niệm lưỡi
rìu thuở ban đầu với chữ Thích giản dị hóa.
Ngày nay thì tất cả các sách Việt có chua chữ Tàu đều dùng tự dạng thứ
tư đó, chỉ trừ quyển Việt Nam Văn Học toàn thư của Hoàng Trọng Miên là
dùng chữ Việt thứ ba.
Nhưng không phải các tác giả ta có thâm ý nào trong lối dùng tự dạng mà
vì thợ đúc chữ ở Chợ Lớn chỉ đúc có chữ Việt thứ tư mà thôi, tức Tẩu +
Thích, có ai muốn dùng tự dạng thứ ba cũng không được nữa.
Sách của ông Hoàng Trọng Miên, chữ Nho viết tay rồi làm bản kẽm, nên
ông tha hồ muốn dùng chữ Việt nào tùy thích của ông, hay của ông cụ viết
chữ Nho hộ ông.
Kể ra thì chữ Việt thứ tư của Lưu An là sai vì nó chỉ là chữ Việt dùng tạm
bợ trong thời hỗn loạn không thể phân biệt Việt nào với Việt nào, chớ khi
biết rõ Việt Nam là Lạc hai đợt thì phải dùng chữ Việt thứ ba mà Khổng Tử
đã dùng để chỉ đích xác dân Lạc của cả hai đợt: bọn Tẩu + Tuất.
Thế thì toàn thể Việt ở trên Ngũ Lĩnh là một thứ giống nhau, Sở, Ngô,
Việt gì cũng được chỉ bằng một tự dạng độc nhứt. Bách Việt là danh xưng
dùng để chỉ Việt ở dưới Ngũ Lĩnh, còn bọn Việt ở trên, không bao giờ được
gọi là Bách Việt cả đâu. Ta cũng không bao giờ được họ gọi là Bách Việt.
Đã có bằng chứng như thế.
Hai chữ Việt, chữ thứ ba của Khổng Tử và chữ thứ tư của Lưu An, trông
sơ, không khác nhau bao nhiêu, có thể tưởng như là không có thay đổi tự
dạng, nhưng có thay đổi và thay đổi rất hay, vì nó được viết với chữ Thích