NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 932

Vì Trung Hoa cũng đã tiến lên, không về khoa học thì cũng về quan sát.

Họ biết rằng Lê, Lạc, Bộc gì cũng đồng chủng, đồng văn với nhau hết mà
cái chủng đó, bị họ đặt tên là chủng Việt, vì lẽ gì không rõ, chúng tôi có đưa
ra một ức thuyết về lưỡi rìu Quốc Oai nhưng không có gì làm chắc.

Họ bỏ Lê, Lạc, Bách Bộc, Bộc Việt, mà lấy một danh xưng khác, là danh

xưng Việt, trong đó họ sẽ phân biệt các nhóm, nhưng bằng cách khác.

Năm 334 T.K. nước Sở diệt nước U Việt, tức nước Việt của Câu Tiễn, sau

khi U Việt diệt nước Ngô.

Bấy giờ thì Sở, Ngô Việt hợp thành một khối và bọn di cư Trung Hoa lại

tràn đến Ngô và Việt, hai nơi đó dân chúng còn là Việt thuần chủng bắt đầu
bị lai giống và đồng hóa, hoặc di cư. Đó là bọn lưỡi rìu hình chữ nhựt, di cư
trong đợt II nhưng cũng có bọn Hoa Bắc là dân Bộc Việt sống lẫn lộn với
họ, sau khi nước Bộc tan rã.

Năm 317 T.K, theo Xuân Thu của Khổng Tử, tức sau đó 17 năm, thì Ngô

Khởi, một phản tướng của nước Ngụy xuống đầu Sở, làm tướng thực thi
một chánh sách mới là ký hiệp ước thân hữu với các nước Bách Việt ở
phía Nam nước Việt Cối Kê, ở ngoài Dương Việt.

Lần đầu tiên, danh xưng Bách Việt xuất hiện. Những quốc gia đó, chắc

chắn là những nước Đông Âu, Mân ViệtTây Âu.

Các sử gia Việt và Tàu đời sau, bị Trịnh Triều đánh lạc hướng vì huyền

thoại một câu của Tư Mã Thiên, viết về thời Chu công đán, phịa ra rằng nó
xảy ra thời Vua Nghiêu, cho rằng Tàu đã biết ta từ thời vua Nghiêu. Theo
sử Tàu thì Ngô Khởi, biết tên Vua và hoàng tộc của ba quốc gia nói trên mà
hoàn toàn không biết gì về vua Lạc, kể cả vương hiệu cũng không biết, thì
là Ngô Khởi chỉ ký hiệp ước với ba quốc gia mà Tàu đã biết rõ thôi.

Ta thấy rõ có hai thời kỳ mà Tàu chỉ hai thứ dân đó bằng tiếng “Bách”,

mà bọn Mã Lai ấy còn là chủ nhơn của lưu vực sông Bộc thì họ được Tàu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.